Giáo dục Tin tức giáo dục
Kiểm định chất lượng 2 chương trình đào tạo của Trường ĐH Kinh tế
TTH.VN - Ngày 14/5, tại Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế diễn ra lễ khai mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (CTĐT) chính quy trình độ ĐH 2 ngành: Kế toán và tài chính - ngân hàng, chuyên ngành tài chính.
- » Kiểm định chất lượng 2 chương trình đào tạo của Trường đại học Ngoại ngữ
- » Kiểm định chất lượng 3 chương trình đào tạo của Trường đại học Sư phạm
- » Chuyên gia chỉ ra điểm mạnh chương trình đào tạo của Trường đại học Luật
- » Trao chứng nhận kiểm định chất lượng 6 chương trình đào tạo của Trường ĐH Nông Lâm
Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài sẽ khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 2 CTĐT từ ngày 14 - 17/5
Hoạt động tự đánh giá chương trình đào tạo chính quy trình độ ĐH ngành kế toán và chuyên ngành tài chính thuộc ngành tài chính - ngân hàng chính thức được nhà trường triển khai từ tháng 5/2021 với các đợt tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm viết báo cáo tự đánh giá, chuẩn bị hồ sơ tự đánh giá, trải qua gần 12 tháng từ hình thành cho đến viết báo cáo, bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ tự đánh giá.
Trong 4 ngày (từ 14 - 17/5), Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội do GS. TSKH. Đặng Ứng Vận làm trưởng đoàn sẽ khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 2 CTĐT chính quy trình độ ĐH tại nhà trường.
Bộ tiêu chuẩn đánh giá gồm 11 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí. Các tiêu chuẩn gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT; bản mô tả CTĐT; cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; phương pháp tiếp cận trong dạy và học; đánh giá kết quả học tập của người học; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; đội ngũ nhân viên; người học và hoạt động hỗ trợ người học; cơ sở vật chất và trang thiết bị; nâng cao chất lượng; kết quả đầu ra…
PGS.TS. Trần Văn Hoà, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế cho biết, đảm bảo chất lượng giáo dục là nhiệm vụ then chốt trong các hoạt động của một trường ĐH. Thông qua đánh giá và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cũng như chương trình đào tạo, giúp các trường ĐH có cơ hội xem xét, rà soát lại toàn bộ quá trình đào tạo của mình một cách có hệ thống, từ đó điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tin, ảnh: Hữu Phúc
- Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh (22/05)
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên (22/05)
- Sinh năm "heo vàng", tỉ lệ chọi vào lớp 10 sẽ tăng? (21/05)
- Trường đại học Khoa học ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp (21/05)
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng (21/05)
- Lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT đến cấp huyện: Chủ động xử lý trường hợp phát sinh (21/05)
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường (21/05)
- Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm (21/05)
-
Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Xét tuyển học bạ năm 2022: Lưu ý về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển
- Sẵn sàng phương án trước những thay đổi về tuyển sinh
-
Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường
- Linh hoạt, thích ứng
- Tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
- Trường ĐH Khoa học trao bằng cho 88 tân tiến sĩ, thạc sĩ
- Trường đại học Sư phạm triển khai tốt công tác bồi dưỡng giáo viên