ClockThứ Năm, 15/06/2017 15:26

Kiều hối người di cư gửi về quê nhà lên đến 445 tỷ USD trong năm 2016

TTH.VN - Một báo cáo mới đây của Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) đưa ra cho thấy, lượng kiều hối mà người di cư gửi về cho gia đình ở các nước đang phát triển đã giúp đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Nhiều người di cư đi làm việc ở nước ngoài để gửi tiền về quê nhà. Ảnh: UN

Theo báo cáo toàn cầu của IFAD, những người di cư làm việc ở các nước giàu đã gửi về quê nhà gần nửa nghìn tỷ USD trong năm 2016, giúp người thân thoát nghèo bằng cách cung cấp sự ổn định về tài chính, giúp họ có thể mua lương thực, nhà ở, được đi học, tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện vệ sinh...

Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) cho hay, khoảng 200 triệu người di cư, trong đó một nửa là phụ nữ, đã gửi 445 tỷ USD cho gia đình của họ ở châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi trong năm ngoái. Theo IFAD, tổng số kiều hối gửi về quê hương ước tính sẽ đạt 450 tỷ USD trong năm nay.

Ông Pedro De Vasconcelos, cố vấn chính sách của IFAD và là tác giả của báo cáo, nói rằng, "Đây thực sự là một hiện tượng toàn cầu. Khoảng 40% lượng kiều hối - tương đương với khoảng 200 tỷ USD được chuyển tới các vùng nông thôn, nơi có phần lớn người nghèo sinh sống". Như vậy, chỉ trong vòng 1 thập kỷ qua, kiều hối đã tăng lên 51%, cao hơn rất nhiều so với 28% số người di cư từ các nước này.

Hầu hết các khoản kiều hối (117 tỷ USD) đến từ Hoa Kỳ, tiếp theo là châu Âu (115 tỷ USD) và các quốc gia vùng Vịnh (100 tỷ USD).

Tổng thu nhập hàng năm của lao động nhập cư được ước tính khoảng 3 nghìn tỷ USD. Theo IFAD, lượng kiều hối mà người nhập cư gửi về quê nhà trung bình ít hơn 1% tổng sản phẩm quốc nội của nước mà người di cư đang sinh sống.

Báo cáo cũng cho biết, các gia đình ở quê nhà nhận được trung bình 200 USD/tháng, chiếm 60% thu nhập gia đình.

Sử dụng nguồn kiều hối ổn định, các gia đình này có thể mua lương thực, nhà ở, được đi học, chăm sóc sức khoẻ, cải thiện vệ sinh, hoặc thậm chí đầu tư vào kinh doanh và có một khoản tiết kiệm.

Ông De Vasconcelos cho rằng, việc sống dựa vào kiều hối là một hiện tượng của sự nghèo đói ở các nước đang phát triển, từ đó thúc đẩy mọi người tìm kiếm các cơ hội kinh tế ở nước ngoài. Theo ông, việc giúp các gia đình sử dụng nguồn tiền đó một cách có hiệu quả hơn có thể giúp giảm nghèo, và lần lượt ngăn chặn người di cư ngay ở nơi đầu tiên.

Các phương thức để tối đa hóa các khoản tiền gửi về nước bao gồm việc các công ty tư nhân giảm lệ phí chuyển tiền đến các vùng sâu, vùng xa, cung cấp tông tin về tài chính cho các gia đình, hoặc khuyến khích bảo hiểm khí hậu cho những người ở nông thôn để họ có thể đối phó tốt hơn với thiên tai như lụt, lốc xoáy hoặc hạn hán...

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng Thế giới (WB):
Kiều hối xuyên biên giới tiếp tục ở mức cao nhất mọi thời đại

Tạp chí Nikkei Asia ngày hôm nay (28/12) trích dẫn một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, lượng kiều hối quốc tế đã tăng ước tính khoảng 3% lên khoảng 860 tỷ USD vào năm 2023 so với một năm trước đó, đánh dấu mức cao nhất mọi thời đại trong năm thứ 3 liên tiếp.

Kiều hối xuyên biên giới tiếp tục ở mức cao nhất mọi thời đại
World Bank: Lượng kiều hối toàn cầu tăng gần 5% trong năm 2022

Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) cho biết lượng kiều hối chuyển đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC) đã đứng vững trước những cơn gió ngược toàn cầu, với mức tăng gần 5% lên 626 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,2% trong năm 2021, và dự kiến sẽ còn chậm lại hơn nữa khi sụt xuống còn khoảng 2% vào năm 2023.

World Bank Lượng kiều hối toàn cầu tăng gần 5 trong năm 2022

TIN MỚI

Return to top