Thế giới
Ngân hàng Thế giới (WB):

Kiều hối xuyên biên giới tiếp tục ở mức cao nhất mọi thời đại

ClockThứ Năm, 28/12/2023 14:55
TTH.VN - Tạp chí Nikkei Asia ngày hôm nay (28/12) trích dẫn một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, lượng kiều hối quốc tế đã tăng ước tính khoảng 3% lên khoảng 860 tỷ USD vào năm 2023 so với một năm trước đó, đánh dấu mức cao nhất mọi thời đại trong năm thứ 3 liên tiếp.

Bất chấp đại dịch, kiều hối vẫn tiếp tục chảy về châu ÁADB: Lượng kiều hối toàn cầu năm 2020 có thể giảm hơn 100 tỷ USD do đại dịch

 Đồng USD. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong đó, bản báo cáo về vấn đề di cư và phát triển mới nhất của WB chỉ ra, lượng kiều hối được gửi đến các quốc gia ở khu vực Nam Á, bao gồm Ấn Độ và Bangladesh, từ Mỹ và các quốc gia châu Âu được ước tính là đặc biệt mạnh mẽ.

Lượng kiều hối được gửi đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã tăng ước tính 3,8% lên khoảng 669 tỷ USD vào năm 2023. Bên cạnh đó, báo cáo cũng dự kiến lượng kiều hối sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Sự gia tăng tổng thể ước tính được thúc đẩy bởi lượng kiều hối gửi đến các quốc gia Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Nepal. Lượng kiều hối được gửi đến các quốc gia này chiếm gần 30% trong tổng số tiền được gửi đến những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, đánh dấu mức tăng trưởng 7,2% so với một năm trước đó, lên khoảng 189 tỷ USD.

Đáng chú ý, lượng kiều hối được gửi đến Ấn Độ là lớn nhất, với tổng trị giá khoảng 125 tỷ USD, và chiếm hơn 60% tổng lượng kiều hối đến khu vực Nam Á. Báo cáo của WB cho rằng, điều này là do sự gia tăng về “lượng kiều hối được gửi từ những lao động Ấn Độ có tay nghề cao ở Mỹ, Vương quốc Anh và Singapore”. Trong đó, sự đóng góp từ các kỹ sư và lập trình viên công nghệ thông tin được cho là “mạnh mẽ”.

Bên cạnh đó, lượng kiều hối được gửi đến Ấn Độ từ các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư cũng được ước tính ở mức vững chắc.

Ngoài ra, lượng kiều hối ước tính được gửi về Sri Lanka, nền kinh tế đang có dấu hiệu ổn định sau khi quốc gia này nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã phục hồi một cách mạnh mẽ. Ước tính lượng kiều hối được gửi đến Nepal chiếm khoảng 27% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này, dẫn đầu là dòng tiền từ Trung Đông và Nhật Bản, cùng các quốc gia khác.

Lượng kiều hối đến các quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, ước tính đã tăng 7,0% so với một năm trước đó. Đáng chú ý, lượng kiều hối đổ về Philippines, trước đó đã chứng kiến sự sụt giảm trong bối cảnh đại dịch vào năm 2020, vẫn trên đà phục hồi vững chắc kể từ năm 2021. Con số của năm 2023 dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 5,1% so với một năm trước đó.

Trong số lượng kiều hối được gửi đến Philippines, dòng kiều hối từ Mỹ được dự kiến sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất, ở mức hơn 40%; tiếp theo lần lượt là Singapore, Saudi Arabia, Nhật Bản và Vương quốc Anh. Được biết, chính quyền của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã tích cực bảo vệ người Philippines làm việc ở nước ngoài, điều này được cho là đã có tác động tích cực đến lượng kiều hối.

Đối với những điểm đến nằm ngoài khu vực châu Á, dòng kiều hối được gửi đến khu vực Mỹ Latinh và Caribe được ước tính tăng 8,0% so với một năm trước đó. Ngược lại, lượng kiều hối được gửi đến khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cũng như ở châu Âu và Trung Á ước tính sụt giảm.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Return to top