ClockThứ Năm, 11/03/2021 10:07

Bộ Công Thương rà soát, tổng hợp về phát triển điện mặt trời

Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương sẽ kiểm tra việc phát triển điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà thực hiện từ tháng 7/2019 đến hết năm 2020.

Rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trờiKhông buông lỏng quản lý dự án điện mặt trờiNhiều ưu điểm, nhưng cần giải pháp bảo vệ môi trườngĐa dạng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiệnNăng lượng gió và mặt trời cao kỷ lục trong năm 2020Phát triển bền vững trên nền tảng đa dạng hóa nguồn năng lượng tái tạoQuy định giá mua điện mặt trời

Bộ Công Thương mới có quyết định Số 795 thành lập đoàn kiểm tra về việc phát triển điện mặt trời tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh minh họa.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 185/TTg-CN ngày 9/2/2021 về việc rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời, ngày 8/3/2021, Bộ Công Thương đã có công văn hỏa tốc đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương thực hiện rà soát, tổng hợp về vấn đề này.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổng hợp các dự án điện mặt trời được hưởng giá bán điện theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ đạo các Tổng công ty điện lực, đơn vị điện lực tỉnh lập danh sách đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) có quy mô công suất từ 100 kWp trở lên đã đi vào vận hành, được áp dụng giá bán điện quy định tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Xác nhận các hệ thống ĐMTMN đảm bảo tuân thủ quy định về phát triển, đấu nối, công nhận ngày vận hành, ký hợp đồng mua bán điện và các quy định khác của pháp luật trong lĩnh vực điện lực; Có văn bản gửi Sở Công Thương trên địa bàn tỉnh trước ngày 11/3/2021, cung cấp danh sách hệ thống ĐMTMN để tổng hợp. Trên cở sở danh sách ĐMTMN nêu trên, tổng hợp ĐMTMN trên toàn quốc; nghiên cứu, đề xuất giải pháp vận hành có hiệu quả nhằm hạn chế tối đa việc cắt giảm nguồn điện mặt trời đã đưa vào vận hành, hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế của các nhà đầu tư.

EVN cử đại diện tham gia Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương để thực hiện kiểm tra về phát triển điện mặt trời, đặc biệt là ĐMTMN trong thời gian vừa qua. Đồng thời báo cáo Bộ Công Thương các nội dung nêu trên trước ngày 12/3/2021.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giao đơn vị chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan để rà soát, đánh giá ĐMTMN theo quy định của pháp luật hiện hành và thẩm quyền của địa phương, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Văn bản số 185/TTg-CN ngày 9/2/2021. Tổng hợp phát triển điện mặt trời trên địa bàn tỉnh (bao gồm dự án điện mặt trời mặt đất nối lưới và ĐMTMN có quy mô công suất từ 100 kWp trở lên).

Cử đại diện tham gia Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương để thực hiện kiểm tra về phát triển điện mặt trời, đặc biệt là ĐMTMN trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, EVN gửi văn bản đến Bộ Công Thương để xem xét, phối hợp và giải quyết.

Trước đó ngày 5/3, Bộ Công Thương có quyết định số 795 thành lập đoàn kiểm tra về việc phát triển điện mặt trời. Theo quyết định này, đoàn sẽ tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện phát triển điện mặt trời (bao gồm điện mặt trời mặt đất nối lưới, điện mặt trời mái nhà) trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ tháng 7/2019 đến hết năm 2020. Thời gian kiểm tra tối đa là 4 ngày đối với mỗi tỉnh thành.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

TIN MỚI

Return to top