ClockChủ Nhật, 30/04/2023 15:27

Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

TTH - Chưa bao giờ, hoạt động đầu tư, hỗ trợ đầu tư được tập trung như hiện nay khi cả chính quyền, doanh nghiệp và người dân đều hướng về mục tiêu phấn đấu để Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vữngThủ tướng ban hành Công điện về thúc đẩy sản xuất kinh doanhĐồng hành cùng doanh nghiệp tạo tác động xã hội

leftcenterrightdel
 Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến quảng bá sản phẩm

Động lực từ hoạt động đầu tư

Trong những năm gần đây, cụm từ “đầu tư công là xương sống của nền kinh tế” được nhắc đến với tần suất lớn khi cán cân đầu tư khu vực ngoài Nhà nước bị thu hẹp, do tác động của khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh. Doanh nghiệp phải tính toán, cơ cấu lại toàn bộ các hoạt động đầu tư. Có lẽ vì vậy, đầu tư công trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy và giữ vững ổn định kinh tế. Không thể phủ nhận, đầu tư công đã góp phần không nhỏ tạo nên những cú hích mới, diện mạo mới từ hạ tầng kết nối đến cảnh quan môi trường. Nhiều công trình đầu tư công được hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thu hút đầu tư tại địa phương.

Và trong năm 2023, đầu tư công tiếp tục được xác định là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, khi nguồn vốn đang được điều chỉnh tăng rất nhiều so với năm đầu triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn. Các cơ chế đặc thù cũng đã góp phần quan trọng đưa con số đầu tư công lên 6.628 tỷ đồng, cao nhất trong 3 năm đầu của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Nhiều chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, có tính kết nối và lan tỏa nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương được triển khai. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến là 2 dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương; tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa biển Thuận An.

Ngoài ra, tỉnh cũng đang hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án: đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đường vành đai 3, các dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội,… Đây là những dự án quan trọng, có tính kết nối liên vùng cao hứa hẹn khi hoàn thành sẽ tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, tạo điểm nhấn diện mạo cho Huế.

Không chỉ dừng lại ở các dự án đầu tư công, khu vực ngoài Nhà nước cũng đang hoạt động sôi động, nổi bật với điểm nhấn là sự kiện khởi công dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế trong tháng 2 vừa qua. Hàng loạt dự án cũng được bám sát, tháo gỡ khó khăn, đôn đốc triển khai như: Dự án hạ tầng khu công nghiệp Gilimex; sân golf quốc tế, khu dịch vụ phụ trợ, khu biệt thự nghỉ dưỡng tại xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang; Tổ hợp Khu dịch vụ thương mại và du lịch Phạm Văn Đồng, thành phố Huế...

Cùng với đó là nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, mở ra những cánh cửa mới trong thúc đẩy đầu tư khu vực ngoài Nhà nước. Chỉ tính riêng năm 2022, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư mới cho 34 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 21.563 tỷ đồng. Chỉ riêng quý I/2023, 6 dự án mới cũng được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký 916 tỷ đồng, trong đó có 4 dự án FDI.

Cải thiện môi trường đầu tư

Để có được những dấu ấn này, không thể phủ nhận một phần quả ngọt đến từ việc tỉnh đã phát huy hiệu quả của 4 tổ công tác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Việc tổ chức giao ban định kỳ hằng tuần, làm việc với chủ đầu tư và tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường để rà soát, đôn đốc, phát hiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh của từng dự án đối với các dự án trọng điểm; yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu có tiến độ tổng thể, chi tiết, ký cam kết về tiến độ hoàn thành dự án; kiên quyết chấm dứt hợp đồng với các nhà thầu không đảm bảo tiến độ, chất lượng; thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém trong quản lý đầu tư công đã mang lại sức nặng cho quá trình thực hiện đầu tư. Cùng với đó, tỉnh cũng yêu cầu ban chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cấp huyện ưu tiên, tập trung chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, đảm bảo sớm bàn giao mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ xây lắp các dự án.

Cùng với các dự án đầu tư công, tỉnh kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, quảng bá, giới thiệu môi trường kinh doanh, chính sách và tiềm năng, cơ hội đầu tư.

Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh đang đổi mới, nâng cao chất lượng thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Việc thu hút đầu tư phải được thực hiện trên cơ sở chọn lọc, ưu tiên các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, đảm bảo sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị và đảm bảo phát triển hài hòa giữa các vùng miền. Đồng thời, đẩy mạnh các dự án phục vụ chương trình phục hồi kinh tế - xã hội tỉnh và định hướng xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các dự án có hàm lượng công nghệ cao, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0. Đồng thời, gắn liền công tác xúc tiến với hỗ trợ đầu tư, đẩy mạnh quá trình phối hợp giữa các ngành để đẩy nhanh quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư.

Theo đó, tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh như, vận hành hiệu quả cao tổ hỗ trợ doanh nghiệp, nghiên cứu đề xuất giải pháp cụ thể hỗ trợ hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Xây dựng chính sách ưu đãi đặc thù phù hợp với điều kiện thực tế doanh nghiệp, nhà đầu tư, đồng thời cam kết tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi tối đa theo quy định hiện hành của Nhà nước, nhất là ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất - nhập khẩu, tiền thuê đất, thuê mặt nước…

Điều này đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Bằng chứng là mới đây, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố, Thừa Thiên Huế được đánh giá tăng 2 bậc so với năm 2021 và đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng PCI năm 2022. Điều này phần nào chứng minh được những nỗ lực của Thừa Thiên Huế trong cải thiện môi trường đầu tư, cũng cho thấy cộng đồng doanh nghiệp đã ghi nhận những nỗ lực của tỉnh trong việc triển khai các giải pháp nhằm cải cách hành chính và tạo môi trường kinh doanh hiệu quả.

Bài, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

Tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN) chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hàng nghìn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội
Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường

Ngày 5/5, đồng loạt các địa phương ra quân triển khai Phong trào Ngày Chủ nhật xanh. Trong các hoạt động, đáng chú ý đó là nhiều lực lượng đã tập trung xử lý các điểm ô nhiễm tại các kênh, rạch, dòng sông.

Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top