ClockThứ Tư, 06/09/2023 13:22

Chống khai thác hải sản bất hợp pháp

TTH - Ngành nông nghiệp phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thường xuyên kêu gọi, hướng dẫn và cảnh báo kịp thời chủ tàu có dấu hiệu khai thác sai vùng, sai tuyến; tàu cá có dấu hiệu vượt ranh giới vùng biển thuộc quyền quản lý của Trung Quốc không rõ nguyên nhân.

Hướng dẫn quản lý tàu cá có chiều dài dưới 12 métKhông để tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoàiTuyên truyền chống khai thác IUU cho lực lượng thanh niên ngư dân

Tàu cá đủ điều kiện hoạt động 

Theo UBND các huyện, TP. Huế, tính đến ngày 30/7, toàn tỉnh có 426 tàu cá vật liệu vỏ gỗ, composite có chiều dài từ 6 mét trở lên hoạt động khai thác biển chưa đăng ký. Trong đó, có 342 chiếc có chiều dài từ 6 đến dưới 12 mét, 77 chiếc có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét và 7 chiếc có chiều dài trên 15 mét. Số tàu này tập trung nhiều nhất ở huyện Phú Lộc 331 chiếc và TP. Huế 91 chiếc.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ông Lê Văn Anh thông tin, Sở NN&PTNT tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương rà soát, thống kê, phân loại chính xác nhóm tàu cá trên (lần 2) để thực hiện theo thẩm quyền đã được phân cấp. Đồng thời, tiếp tục yêu cầu cơ quan chuyên môn triển khai theo dõi cả trực quan lẫn thiết bị hỗ trợ giám sát hành trình VMS thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.

Tàu cá hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển (vùng bờ, vùng lộng và vùng khơi) được giám sát chặt chẽ, thường xuyên có giải pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, tổ chức cho chủ tàu vi phạm phần một ký biên bản cam kết, nếu tái phạm sẽ xử lý nghiêm. Hiện nay, hầu hết chủ tàu, thuyền trưởng nhận thức tương đối tích cực và chấp hành khá tốt theo quy định.

Các đơn vị BĐBP, UBND cấp huyện và xã trong triển khai nhiệm vụ chống khai thác IUU. Theo đó, thống nhất giữa các đơn vị phối hợp xử lý, ngăn chặn hai tàu cá tại xã Hải Dương (TP. Huế) không có giấy tờ quy định và không cho ra cửa biển.

Đối với các trường hợp cố tình vi phạm, Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá (ĐDKSNC) phối hợp với các lực lượng BĐBP lập biên bản và xử lý ngay sau khi tàu cá cập cảng, hoặc không giải quyết nhu cầu ra biển. Lực lượng BĐBP cơ bản kiểm soát chặt chẽ các tàu cá có giấy tờ đầy đủ được ra biển. BĐBP kiên quyết không giải quyết ra biển đối với tàu cá chưa có đăng ký, đăng kiểm, chưa cấp giấy phép khai thác thủy sản và lắp thiết bị VMS.

Hiện, cơ quan chức năng đang hướng dẫn cấp huyện triển khai quy định phân cấp quản lý tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ, vùng nội địa trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đề xuất chủ trương đăng ký tạm thời (cấm phát sinh mới) để kiểm soát nhiệm vụ chống khai thác IUU. Cấp huyện, TP. Huế khẩn trương rà soát chính xác nhóm tàu, số lượng tàu để phân loại theo chiều dài và bàn giao cơ quan thực hiện đăng ký quản lý kịp thời theo phân cấp của UBND tỉnh.

Từ ngày 27/6 đến nay, Văn phòng ĐDKSNC tổ chức trực 24/24 giờ để khắc phục tồn tại, hạn chế được chỉ ra. Theo đó, đã kiểm tra chặt chẽ tàu cập, rời cảng có chiều dài từ 24 mét trở lên. Ban Quản lý Cảng cá Thuận An đã cải tiến phương pháp thu, nộp nhật ký khai thác thủy sản và giám sát sản lượng qua cảng chặt chẽ. Đến nay, có 6.597 lượt hồ sơ nhật ký khai thác thủy sản với ước sản lượng khoảng 7.353 tấn được giám sát sản lượng tại cảng Thuận An.

Lực lượng kiểm ngư của Chi cục Thủy sản tuần tra ba đợt trên các vùng biển và xử lý ba trường hợp tàu cá thiếu các chứng chỉ theo quy định với số tiền phạt 4,5 triệu đồng. Từ đầu năm 2023 đến nay, Chi cục Thủy sản đã xử phạt vi phạm hành chính số tiền khoảng 50 triệu đồng.

Theo ông Lê Văn Anh, quá trình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn, tồn tại. Chẳng hạn, thông qua hình ảnh VMS có thể xác định một tàu cá đã vi phạm vượt ranh giới biển, tuy nhiên nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản chưa quy định nội dung này, gây khó khăn trong công tác xử phạt.

Các chế độ, chính sách liên quan đối với hoạt động của Văn phòng ĐDKSNC chưa được quy định cụ thể, chưa đồng bộ trên phạm vi cả nước, gây khó khăn, lúng túng trong tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn liên quan phòng, chống khai thác IUU. Công tác thống kê sản lượng khai thác thủy sản còn nhiều hạn chế, mới thống kê được các tàu cập, bốc dỡ tại Cảng cá Thuận An, các tàu cá khác (khoảng 200 chiếc) thường xuyên cập cảng cá tại Quảng Trị, Quảng Bình, Đà Nẵng và các tàu nhỏ (dưới 12m) bốc dỡ tại các vùng bãi ngang ven biển chưa kiểm soát được. Các tàu cá vỏ gỗ cỡ nhỏ, chiều dài từ 6 đến dưới 15 mét chưa được đăng ký tàu cá vì thiếu các loại giấy tờ theo quy định. Việc kiểm soát tàu cá tại các cửa biển còn hạn chế nhất định, nhiều nơi BĐBP không đủ nguồn lực thành lập trạm kiểm soát thường trực...

Để hoạt động chống khai thác IUU, Chính phủ, Bộ NN&PTNT cần sớm bổ sung một số quy định vào các văn bản quy phạm pháp luật như bổ sung nội dung xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thủy sản thông qua hình ảnh VMS; xem xét quy định chế độ đối với kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư; bổ sung quy định tàu giã cào vùng lộng chiều dài từ 12-15m bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình để giám sát quản lý chống xâm hại vùng bờ. Bộ Ngoại giao cần nhanh chóng xác định rõ ranh giới ngoài cùng vùng biển khai thác hải sản của Việt Nam để thuận lợi cho quản lý đánh cá, vì bản đồ của Hội Nghề cá làm nền cho quản lý giám sát hành trình tàu cá VMS thiếu tính pháp lý trong việc đấu tranh, xử lý vi phạm hành chính. Việc này gây hạn chế, mâu thuẫn giữa chống khai thác IUU và công tác chỉ đạo ngư dân bám biển trên các vùng biển xa, góp phần củng cố an ninh quốc phòng trên biển...
Bài, ảnh: Thế Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TIN MỚI

Return to top