ClockThứ Bảy, 14/10/2023 15:26

Chủ động trong “tự quản tại chỗ” khi nước lũ dâng cao

TTH.VN - Đợt lũ đầu mùa năm nay đã có người thiệt mạng do đánh bắt cá trên đồng khi mưa lớn, nước lũ bắt đầu dâng cao.

Ứng phó sạt lở, lũ ống, lũ quétAn toàn thi công mùa bão, lũSẵn sàng ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên taiĐảm bảo an toàn tính mạng, không để người dân bị thiếu đói

Không chèo xuồng đi lại khi nước lũ dâng cao 

Mặc dù đã được tuyên truyền, vận động và cảnh báo nguy cơ nhưng hầu như mùa lũ năm nào cũng có người thiệt mạng. Hầu hết số người chết trước, trong và sau lũ đều được xác định do chủ quan khi bủa lưới, giăng câu, lội lũ, vớt củi trên sông, đầm phá.

Đợt lũ đầu mùa năm nay tuy chưa lớn nhưng đã có người thiệt mạng do đánh bắt cá trên đồng khi mưa lớn, nước lũ bắt đầu dâng cao. Nạn nhân là ông Đặng Văn B. sinh năm 1972, ở Tổ 10, phường Thủy Châu (TX. Hương Thủy) được xác định tử vong khi bủa lưới trên cánh đồng vào chiều 13/10.

Ông Vũ Đức Duy, Chủ tịch UBND phường Thủy Châu cho rằng, đây là sự việc đáng tiếc đối với địa phương khi chỉ mới bắt đầu mùa mưa lũ. Mặc dù chính quyền địa phương đã cảnh báo nguy hiểm, nhiều lần tuyên truyền, vận động người dân chủ động ứng phó, không chủ quan khi đánh bắt thủy sản trên sông, trên đồng song vẫn để xảy ra sự việc đáng tiếc.

Sự việc xảy ra tại phường Thủy Châu vào đầu mùa mưa lũ năm nay gióng lên hồi chuông báo động nguy cơ mất an toàn đến tính mạng khi chủ quan bủa lưới, câu cá, lội lũ... trên sông, đầm phá mùa mưa lũ. Sự chủ quan ở đây không hoàn toàn ở phía người dân mà còn có cả ban ngành ở các thôn, xã khi để người dân bủa lưới trong lúc nước lũ dâng cao.

Không giao thông khi nước lũ dâng 

Để bảo vệ an toàn tính mạng người dân trong mùa bão, lũ, tỉnh bổ sung phương châm “tự quản tại chỗ” vào các phương án ứng phó bão, lũ. Yêu cầu đặt ra  là mỗi gia đình tự quản lý người thân. Trong quá trình diễn ra bão, lũ, cha mẹ không thể chủ quan, lơ là trong  bảo vệ con cái, chỉ cần sơ suất nhỏ, lũ có thể cuốn trôi các em bất cứ lúc nào. Mỗi người thân trong gia đình tự quản lý lẫn nhau, không để rời khỏi nhà khi mưa to gió lớn, không đánh bắt thủy sản, chăn gia cầm khi nước lũ dâng cao, chảy xiết.

Các trưởng thôn, xóm, khu dân cư có trách nhiệm quản lý người dân của mình. Người dân trong thôn có nhiệm vụ quản lý lẫn nhau, nhắc nhở nhau không được lội lũ, bủa tôm, cá trên sông, đầm phá khi mưa to gió lớn. Người khi phát hiện có người hoạt động trên sông, đầm phá phải kêu gọi vào bờ và báo với cơ quan chức năng.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các thôn, xã, các hội, đoàn thể phải trang bị đầy đủ phương tiện ghe thuyền, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn phục vụ ứng phó thiên tai. Trước, trong và sau bão, lũ, lực lượng này phải thường xuyên tuần tra, giám sát, kết nối thông tin để phát hiện, vận động người dân đang bủa lưới, vớt củi trên sông... trở về nhà kịp thời trú tránh an toàn.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm 14-10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa to đến rất to. Riêng khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam có mưa rất lớn, có nơi lượng mưa trên 400mm trong 24 giờ qua.

Dự báo hai ngày cuối tuần (14 và 15/10), ở khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 150-250mm, có nơi trên 450mm. Riêng khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam tiếp tục có mưa với lượng mưa trung bình 300-450mm, có nơi trên 800mm. Cơ quan khí tượng thủy văn nâng cấp độ rủi ro do thiên tai ở Thừa Thiên Huế lên cấp 4-cấp cao nhất.

Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, ông Đặng Văn Hòa yêu cầu các địa phương, ban ngành nêu cao cảnh giác, chủ động bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng trong mùa bão, lũ. Đặc biệt, nguy cơ lũ lớn trong các ngày 14-15/10, người dân không nên chủ quan khi đánh bắt  thủy sản, lội lũ, vớt cũi... trước, trong và sau lũ. Các cấp, ban ngành, chính quyền địa phương, thôn, bản cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, triển khai nghiêm túc phương châm “tự quản tại chỗ” để bảo vệ an toàn tính mạng người dân.

Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: An toàn và nghiêm túc

Chiều 28/6, sau khi kết thúc môn thi ngoại ngữ, trên 12.800 thí sinh trong toàn tỉnh đã hoàn thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Đến thời điểm này, kỳ thi đã được tổ chức thành công, đảm bảo an toàn, chất lượng và đúng quy chế.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 An toàn và nghiêm túc
Thi tuyển vào lớp 10: Đảm bảo an toàn, nghiêm túc

Năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh có 16.183 học sinh đăng ký thi tuyển vào lớp 10. Công tác chuẩn bị cho kỳ thi được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với các sở, ngành và địa phương chuẩn bị chu đáo, tạo thuận lợi cho học sinh cũng như đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc.

Thi tuyển vào lớp 10 Đảm bảo an toàn, nghiêm túc
Đề thi vừa sức nhưng đảm bảo phân loại thí sinh

Khép lại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024, không có trường hợp nào vi phạm quy chế ở tất cả các điểm thi. Đề thi được đánh giá sát chương trình, không đánh đố nhưng vẫn phân loại được học sinh.

Đề thi vừa sức nhưng đảm bảo phân loại thí sinh
Đảm bảo các kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc

Chiều 2/6, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp trực tuyến để nghe báo cáo về công tác chuẩn bị thi tuyển sinh các lớp đầu cấp và kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2023.

Đảm bảo các kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc
Return to top