ClockThứ Năm, 03/09/2020 14:57

Đi lên từ đam mê nghề truyền thống

TTH - Tự mày mò, học hỏi nghề từ các nghệ nhân trong làng Mỹ Xuyên (Phong Hòa, Phong Điền), năm 14 tuổi, ông Lê Văn Trực đã nổi tiếng với nghề truyền thống điêu khắc, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên. Trong tay ông Trực lúc đó đã có 20 học trò và sau này trưởng thành, tỏa đi khắp nơi.

Khởi công xây dựng Nhà truyền thống làng nghề điêu khắc, mộc mỹ nghệ Mỹ XuyênNghệ nhân của gỗ

Ông Trực giới thiệu các sản phẩm đặc sắc của doanh nghiệp

Từ trẻ mồ côi

Chúng tôi gặp ông Trực vào ngày làng Mỹ Xuyên tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà truyền thống làng nghề điêu khắc, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên. Trong vai trò là Trưởng ban điều hành làng Mỹ Xuyên, ông Trực tất bật đón khách, làm lễ, nhưng vẫn dành thời gian tiếp chúng tôi, chia sẻ về quá trình lập nghiệp, xây dựng làng nghề trên chính quê hương mình.

Ông Trực bộc bạch: “Tôi mồ côi từ nhỏ, được bà con trong làng cưu mang qua ngày. Cuộc sống khó khăn và thiếu may mắn nên bản thân tôi phải nỗ lực, cố gắng, cần cù, chịu khó, quyết tâm học được cái nghề để mưu sinh cho cuộc sống”.

Đối với ông Trực, việc bắt đầu từ hai bàn tay trắng, phải tự thân vận động, tự lập là điều không mấy dễ dàng. Không giống như bao người thợ khác, họ được tiếp nối nghề cha ông để lại. Khó khăn là vậy nhưng bằng sự nỗ lực, năm 14 tuổi, ông Trực đã trở thành tay thợ giỏi nhất làng Mỹ Xuyên.

Ông Trực nhớ lại: “Vào năm 1986, HTX Điêu khắc Mỹ Xuyên đóng cửa vì làm ăn thua lỗ, không tìm kiếm được thị trường tiêu thụ sản phẩm nên nhiều thợ mộc giỏi của làng không sống nổi với nghề, đành phải phiêu bạt khắp nơi để kiếm kế sinh nhai. Riêng bản thân tôi vẫn quyết tâm ở lại làng bám trụ với nghề. Chính vì vậy, tôi vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, cùng nhiều nghệ nhân khác và các bậc cao niên trong làng mong muốn giúp làng nghề vượt qua giai đoạn khó khăn này”.

Năm 2002, chính sách khôi phục làng nghề truyền thống điêu khắc Mỹ Xuyên tạo động lực thúc đẩy làng nghề phát triển để ông Trực và nhiều nghệ nhân trong làng nghề Mỹ Xuyên có thể tiếp tục theo nghề.

Năm 2004, làng nghề Mỹ Xuyên được thành lập. Đây cũng là thời điểm sản phẩm điêu khắc của ông Trực và các thợ làm nghề trong làng Mỹ Xuyên được đón nhận. Tuy nhiên, ông Trực lại gặp khó khăn trong việc ký hợp đồng bán sản phẩm vì sản xuất quy mô nhỏ, chưa có sự đầu tư.

Đến tỷ phú

Ông Lê Văn Trực là một trong số 172 tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến được UBND huyện Phong Điền tuyên dương và tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020.

Năm 2006, ông Trực quyết định thành lập Doanh nghiệp tư nhân Thường Trực chuyên sản xuất nhà rường, mộc mỹ nghệ. Với số vốn ban đầu 200 triệu đồng cộng với nguồn vốn vay và các nguồn vốn hỗ trợ khác, ông thuê mặt bằng với diện tích 600 m2 để mở xưởng sản xuất. Doanh nghiệp của ông Trực bước đầu mở ra đã chiêu sinh và đào tạo được khoảng 20 người.

Nhờ mạnh dạn đầu tư, đến nay, doanh nghiệp tư nhân của ông Trực có quy mô lớn nhất làng với doanh thu lên tới 4 tỷ đồng/năm. Đơn đặt hàng các sản phẩm điêu khắc, mộc mỹ nghệ như nhà rường, bàn, ghế, tủ, giường… của doanh nghiệp ông Trực đã đi khắp nước từ Bắc chí Nam. Thương hiệu sản phẩm mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, từ đó cũng được đông đảo người trong nước biết đến.

Ông Trực cho biết, hiện tại, doanh nghiệp của ông có khoảng10-15 thợ lao động chính, 10-15 người lao động theo mùa vụ, khoảng 6-7 vệ tinh (1 vệ tinh có 2 hoặc 3 người lao động). Mức lương cho mỗi lao động từ 10-12 triệu đồng/tháng, đáp ứng được cơ hội việc làm và thu nhập cho công nhân.

Theo ông Trực, việc xây dựng Nhà truyền thống làng nghề điêu khắc, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên sẽ góp phần quảng bá sản phẩm, phát triển văn hóa, du lịch làng nghề.

Ông Trực khẳng định: Thời gian tới sẽ mở rộng thị trường cùng các nghệ nhân khác đưa thương hiệu làng nghề điêu khắc, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên đi xa; đồng thời tập trung đầu tư vốn để mở rộng sản xuất; quyết tâm gìn giữ tay nghề để truyền lại cho con cháu, góp phần xây dựng quê hương...

Bài, ảnh: Thu Huyền - Bình Dương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Nữ sinh biến đam mê thành thành tích

Từ niềm đam mê những bước chạy, nữ học sinh Trường THCS Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc - Ngô Thị Đoan Trang đã nỗ lực tập luyện để đem về liên tiếp những tấm huy chương Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) toàn quốc.

Nữ sinh biến đam mê thành thành tích
Nuôi dưỡng đam mê robot trong học đường

Với niềm yêu thích mày mò, khám phá và chế tạo robot, các thành viên của câu lạc bộ (CLB) robot Trường THPT chuyên Quốc Học Huế - QH Panthers đã có những trải nghiệm đáng nhớ tại Derichs - Cuộc thi sáng tạo robot dành cho học sinh THPT Đà Nẵng mở rộng năm 2024.

Nuôi dưỡng đam mê robot trong học đường
Nơi hội tụ tinh hoa nghề truyền thống

Sau thời gian nâng cấp, sửa chữa, tòa nhà số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế (trước đây là Trung tâm Văn hóa Phương Nam) đã đưa vào hoạt động với diện mạo và tên gọi mới - Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm và trải nghiệm các nghề truyền thống Huế (viết tắt là Không gian NTT Huế).

Nơi hội tụ tinh hoa nghề truyền thống

TIN MỚI

Trực tiếp xsmb hôm nay
Return to top