ClockThứ Ba, 31/12/2019 15:59

Hỗ trợ 180 triệu đồng trang bị máy thêu áo dài

TTH.VN - Đó là nguồn kinh phí khuyến công năm 2019 do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công thương hỗ trợ cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thêu may Đoan Trang vừa đưa vào hoạt động và nghiệm thu chiều 31/12.

Vốn khuyến công tiếp sức cho doanh nghiệpTrợ lực từ vốn khuyến côngHiệu quả từ huy động vốn

Máy thêu áo dài đưa vào hoạt động góp phần giúp DN phát triển nghề may áo dài lấy nhanh phục vụ khách du lịch

Là doanh nghiệp (DN) chuyên thiết kế, may và thêu áo dài truyền thống Huế phục vụ người dân và khách du lịch, song lâu nay DN chưa có điều kiện trang bị máy móc hiện đại và đang sử dụng máy thêu tay nên năng suất thấp, mỗi ngày chỉ thêu được 1-2 chiếc áo dài dẫn đến thời gian nhận may của khách hàng kéo dài. Sau khi tham khảo các xưởng thêu trong và ngoài nước, DN đã lập đề án xin kinh phí hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công.

Tháng 7/2019 Sở Công thương đã phê duyệt đề án đầu tư kinh phí trang bị máy thêu áo dài Tajima, nâng công suất gấp 10 lần so với máy thêu tay với công suất khoảng 10 chiếc áo dài/ngày, đồng thời nét thêu đều, đẹp hơn trước. Máy thêu có tổng kinh phí 620 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khuyến công hỗ trợ 180 triệu đồng.

Được biết, máy thêu Tajima là máy thêu vi tính chuyên nghiệp thêu được trên tất cả các loại vải như vải mỏng, vải kate, vải dày, vải thun các loại. Sau khi vẽ mẫu trên máy vi tính và lập trình sẵn vào máy thêu, máy sẽ tự động thêu theo mẫu để tạo ra những chiếc áo dài thêu tinh xảo và sắc nét, góp phần tôn vinh chiếc áo dài truyền thống và phát triển nghề may áo dài đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và khách du lịch.

Tin, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao

Sáng 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu cấp tỉnh đối với dự án nông thôn miền núi do Trung ương quản lý: "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng hoa Lily, hoa Cúc và hoa Đồng tiền tại tỉnh Thừa Thiên Huế". Đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2025", do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh chủ trì thực hiện.

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao
Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

Chiều 17/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt
Sản xuất cây sen tại Thừa Thiên Huế theo chuỗi liên kết

Chiều 30/8, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất cây sen tại Thừa Thiên Huế theo chuỗi liên kết" do Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt chủ trì thực hiện.

Sản xuất cây sen tại Thừa Thiên Huế theo chuỗi liên kết
Đánh giá hiện trạng, độ rủi ro sạt trượt đất đá ở A Lin - Rào Trăng

Chiều 28/8, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh "Khảo sát, đánh giá hiện trạng, nguyên nhân, độ rủi ro do sạt trượt đất đá ở khu vực thủy điện bậc thang A Lin - Rào Trăng, tuyến đường 71 và các giải pháp phòng tránh" do Trường đại học Khoa học, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Đánh giá hiện trạng, độ rủi ro sạt trượt đất đá ở A Lin - Rào Trăng

TIN MỚI

Return to top