ClockThứ Bảy, 23/11/2019 13:15

Xi măng Đồng Lâm: Cải tiến để phát triển bền vững

TTH - Đi vào hoạt động, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm xác định nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, các tiến bộ khoa học công nghệ mới nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho khách hàng, doanh nghiệp, giảm phát thải khí có hại… là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển bền vững.

Xi măng Đồng Lâm đồng hành xây dựng nông thôn mới“4.0” ở Xi măng Đồng LâmXi măng Đồng Lâm đã trở thành thương hiệu mạnh

Nhờ ứng dụng hệ thống quản lý xuất nhập hàng đã mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng cũng như công ty

Nhiều sáng kiến mới

Ông Nguyễn Hữu Chi, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu phát triển và Dịch vụ kỹ thuật Nhà máy Xi măng Đồng Lâm thông tin, dây chuyền sản xuất của nhà máy với công nghệ, thiết bị được trang bị khá đầy đủ, hiện đại theo hướng tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ cao trong khai thác, quản lý chất lượng...

Nhiều năm qua, các sáng kiến, cải tiến và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHCN) mới được thực hiện, như đầu tư cải tiến hệ thống tận dụng nguồn nhiệt thải để sấy máy nghiền xi măng thay thế nhiệt từ buồng đốt phụ giảm tiêu hao dầu DO; nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm phát thải ra môi trường; cải tiến, nâng cấp hệ thống thiết bị, phần mềm phối liệu tự động thông qua thiết bị phân tích trực tuyến và định lượng nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nhân lực. Công ty đã thành công trong việc nghiên cứu nâng cao đặc tính sử dụng xi măng cho vữa/hỗn hợp bê tông; thực hiện nhiều giải pháp hợp lý hóa, tối ưu hóa vận hành, sử dụng vật liệu chịu lửa… cho thiết bị hoạt động với năng suất cao, đạt và vượt năng suất thiết kế, giảm phát thải NOX (oxyde nitơ) trong khí thải lò nung…

Gần đây nhất là ứng dụng tiến bộ khoa học lĩnh vực công nghệ thông tin trong quản lý xuất nhập hàng đã đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất, kinh doanh và thay đổi hẳn hình ảnh nhà máy trong công tác giao nhận hàng hóa. Theo đó, Đồng Lâm đã triển khai giải pháp tự động hóa trong quy trình xuất nhập hàng, cho phép việc giao nhận được xử lý tự động qua tất cả các khâu. Hệ thống giao nhận là một chuỗi khép kín các nghiệp vụ được xử lý tự động từ lúc xe vào nhà máy đăng ký nhận hàng đến khi rời nhà máy.

Việc xử lý thông tin đơn hàng hoàn toàn số hóa và liên kết dữ liệu ở tất cả các khâu. Phần mềm quản lý xuất nhập hàng còn tích hợp chức năng cân xe nhập và xuất hàng là giải pháp tích hợp cung cấp công cụ quản lý các đơn vị thuê ngoài về vận tải; chức năng thống kê báo cáo phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý cũng là điểm đáng lưu ý của hệ thống.

Nhờ ứng dụng hệ thống quản lý xuất nhập hàng đã mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng như rút ngắn thời gian giao nhận của đơn hàng. Phiên nhận hàng được xếp tự động với thời gian thực tạo sự công bằng cho xe khi xếp hàng. Việc cung cấp đầy đủ thông tin hướng dẫn kết hợp giải pháp xếp phiên tối ưu cho xe chờ, ra - vào các máng xuất giúp giảm thiểu lãng phí thời gian, nhiên liệu cho xe và đảm bảo an toàn khi giao thông trong nhà máy. Hệ thống đếm bao chính xác tạo tâm lý cho khách hàng yên tâm, tin tưởng về dịch vụ giao nhận.

Ngoài ra, hệ thống cũng mang lại nhiều lợi ích cho sản xuất như tăng năng suất giao nhận; đảm bảo xuất đúng và đủ số lượng của đơn hàng; tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực; và đặc biệt cung cấp cho các bộ phận chức năng công cụ báo cáo sản lượng chính xác, kịp thời, góp phần nâng cao việc quản lý điều hành của các bộ phận chức năng công ty.

Xây dựng chương trình nghiên cứu

Tích cực nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, sản lượng của nhà máy, đến nay, Xi măng Đồng Lâm đã phát triển hơn 1.500 đại lý, cửa hàng vật liệu xây dựng và cung ứng xi măng cho 25 trạm bê tông lớn ở miền Trung và Tây Nguyên.

Ông Nguyễn Hữu Chi đánh giá, việc ứng dụng các sáng kiến và tiến bộ KHCN mới vào sản xuất đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đó là nâng cao chất lượng các dịch vụ cho khách hàng, chất lượng sản phẩm; giảm đáng kể lượng nhân lực trực theo dõi thiết bị tại một số công đoạn sản xuất; nâng cao năng suất của dây chuyền thiết bị; giảm tiêu hao nguyên - nhiên - vật liệu, đảm bảo công tác bảo vệ an toàn cho máy móc thiết bị, con người và môi trường xung quanh.

Hàng năm, các hoạt động sáng kiến, cải tiến được phổ biến đến toàn thể cán bộ, công nhân viên cùng tham gia. Các ý tưởng sáng kiến được tiếp thu để xây dựng thành các chương trình nghiên cứu phát triển của năm. Nhờ đó, mỗi năm có hàng chục sáng kiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ KHCN mới được triển khai và ứng dụng hiệu quả.

Việc thực hiện chế độ khen thưởng, vinh danh hàng năm để khuyến khích tinh thần nghiên cứu, sáng tạo; duy trì đầu tư mạnh kinh phí cho các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất cũng là động lực giúp cán bộ, công nhân viên có nhiều ý tưởng sáng tạo phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.

Theo ông Nguyễn Hữu Chi, thời gian tới, việc định hướng phát triển các ứng dụng sáng kiến của công ty được chú trọng hơn nữa cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong đó, ưu tiên áp dụng các giải pháp tối ưu hóa vận hành, thiết bị hoạt động tăng hiệu quả sản xuất; tối ưu hóa các chỉ tiêu định mức, ổn định chất lượng xi măng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như để đảm bảo nhà máy hoạt động bền vững trong tương lai.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

TIN MỚI

Return to top