ClockThứ Bảy, 30/11/2019 15:00

Cơ hội cho làng nghề

TTH - Tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề phát triển làng nghề ở Thừa Thiên Huế, do ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì vào sáng ngày 21/11/2019 đã chỉ ra những hạn chế và đề ra những giải pháp cho làng nghề phát triển. Trong đó giải pháp căn cơ nhất là phát huy vai trò của ba trụ cột: chính quyền – doanh nghiệp – làng nghề.

Tái cơ cấu ngành công nghiệp: ưu tiên phát triển làng nghề & năng lượng sạchSản phẩm làng nghề: Tiêu thụ gắn với phát triển du lịch

Thông tin từ ông Phan Thiên Định cho biết, giá trị của 30 làng nghề ở Thừa Thiên Huế mỗi năm đưa lại giá trị khoảng hơn 370 tỷ đồng. Làng nghề đã giải quyết một lượng đáng kể lao động ở nông thôn. Phát triển mạnh làng nghề, chẳng những nâng cao miếng bánh giá trị mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân hơn nữa, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn. Đánh giá chung nhất là làng nghề ở Thừa Thiên Huế phong phú nhưng qui mô còn nhỏ, chưa có khả năng mở rộng kết nối với thị trường. Vấn đề maketing cũng là một hạn chế.

Theo ông Phan Thiên Định, trong thời buổi công nghệ hiện nay, đưa thông tin đến với thị trường là không khó. Tuy nhiên, hạn chế ở đây là thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ - một lực lượng nhạy bén với công nghệ thông tin. Nhân lực trẻ ở làng nghề cũng di cư đi các nơi khác để tìm kiếm công ăn việc làm nên làng nghề thiếu hụt lớp người kế cận. Sáng tạo ra những mẫu mã mới cũng là một điểm yếu. Doanh nghiệp là một khâu quan trọng kết nối thị trường nhưng ở tỉnh ta chưa có doanh nghiệp mạnh ở lĩnh vực này…Cuối cùng là vai trò của chính quyền trong việc tạo điều kiện và dẫn dắt phát triển làng nghề cũng có nhiều hạn chế, đó là: thiếu nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng để kết nối; nguồn vốn đầu tư cho nghệ nhân chưa tập trung; các sở, ban ngành liên quan chưa tận tâm tận lực tham mưu cho UBND tỉnh trong việc này (ông Phan Thiên Định chỉ đánh giá cao vai trò của Sở Công thương).

Thế thì làm thế nào cho làng nghề phát triển ?

Ông Phan Thiên Định đã chỉ ra vai trò của từng mắt xích: chính quyền – doanh nghiệp – làng nghề. Chính quyền phải làm tốt những nhiệm vụ chủ yếu: đầu tư hạ tầng để tạo điều kiện phát triển làng nghề. Hạ tầng kết nối tốt còn tạo điều kiện để phát triển du lịch làng nghề; tạo điều kiện xúc tiến quảng bá, địa điểm trưng bày sản phẩm; hỗ trợ đào tạo năng lực quản lý và kinh doanh; tìm kiếm doanh nghiệp để dẫn dắt phát triển thị trường. Đối với doanh nghiệp: doanh nghiệp chính là người nhạy bám với thị trường nhất, ngoài thị trường trong nước cần nâng cao  khả năng kết nối với thị trường nước ngoài, tìm kiếm đối tác và thậm chí là sáng tạo mẫu mã để đặt hàng cho các làng nghề. Đối với làng nghề phải nâng cao năng lực tự thân trong sáng tạo, quảng bá. Và đặc biệt là đào tạo đội ngũ kế cận. Điều này, chính quyền sẽ cùng chung tay tạo điều kiện.

Hè vừa rồi tôi có dịp đi Hội An, dành nguyên một buổi đến khu du lịch Làng lụa Thanh Hà. Ở đây có khu nghỉ dưỡng, khu trưng bày sản phầm và trình diễn. Chỉ là một sự trình diễn các công đoạn trong quá trình làm lụa (nó giống như sự trình diễn trong các Festival làng nghề truyền thống ở Huế) nhưng nó đẹp như một bức tranh quê. Muốn vô đây xem mỗi người phải tốn chi phí vào cổng 50 ngàn đồng. Đoàn gồm 8 người hết 400 ngàn đồng. Ai cũng hài lòng và cho rằng, đó là một mức phí quá rẻ cho cái sự xem. Làng nghề mà kết nối được với du lịch sẽ tìm kiếm được một cơ hội phát triển tuyệt vời. Huế là một vùng đất du lịch. Vì vậy, cơ hội cho phát triển làng nghề còn rất nhiều.

LÊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Làm mới sản phẩm nông nghiệp

Từ nguồn tài nguyên bản địa, nhiều doanh nhân trẻ đã tạo ra những sản phẩm mới, góp phần hình thành nền nông nghiệp bền vững dựa trên công nghệ và kiến thức.

Làm mới sản phẩm nông nghiệp
Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

TIN MỚI

Return to top