ClockThứ Năm, 30/06/2016 05:01

Sản phẩm “made in Huế” vươn xa

TTH - Thông qua các hội chợ, triển lãm tại Thái Lan, Lào và các tỉnh, thành trong nước, nhiều DN trên địa bàn tỉnh quảng bá thương hiệu và ký kết nhiều hợp đồng kinh tế giá trị.

Cơ hội quảng bá

Năm 2011, thông qua chương trình xúc tiến thương mại quốc gia,  Sở Công thương tổ chức đưa các DN sản xuất và chế biến đặc sản Huế, tranh thêu, hàng mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh tham gia giới thiệu sản phẩm và quảng bá thương hiệu tại thị trường Thái Lan và đã được người dân Thái ưa chuộng. Từ đó, nhiều DN đã kết nối với các cơ sở kinh doanh tại các tỉnh Đông Bắc Thái Lan để đưa hàng sang trưng bày và phục vụ khách.

Nhà may Chi Silk may áo dài cho khách Thái tại tỉnh U Pon

Chủ tịch Hiệp hội tôm chua Huế, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến thực phẩm đặc sản Huế Tấn Lộc (Tấn Lộc) - Trần Cao Phúc cho biết: “Thái Lan và Lào là hai thị trường tiềm năng trong việc cung ứng các sản phẩm đặc sản Huế và hàng thủ công mỹ nghệ. Từ đầu năm đến nay, DN đã đưa gần 10 chuyến hàng sang Lào và Thái Lan với tổng trị giá trên 500 triệu đồng; từ nay đến cuối năm 2016 sẽ tiếp tục đưa thêm 10 chuyến và mở rộng sang thị trường Campuchia. Các sản phẩm Huế có mặt tại các nước gồm tôm chua, cà pháo, mắm nêm, ruốc và hàng thủ công mỹ nghệ Huế.” Theo ông Phúc, hiện doanh nghiệp liên kết với các DN lữ hành Thái Lan để đón các đoàn khách du lịch đến Huế giới thiệu sản phẩm trực tiếp nhằm tiếp tục mở rộng quy mô và khẳng định thương hiệu Việt trên thị trường thế giới.   

Sau khi các loại đặc sản Huế đã có chỗ đứng tại thị trường Thái, Tấn Lộc đã thực hiện các thủ tục, kiểm nghiệm để đưa hàng vào bán tại Siêu thị Big C (Pháp) tại tỉnh U Pon. Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, DN đã đặt hàng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Huế và các tỉnh Bình Định, Đồng Nai, Khánh Hòa như móc khóa, tranh treo tường, hàng mỹ nghệ in hình các danh lam thắng cảnh Việt Nam giới thiệu tại thị trường Thái và đã thu hút được khách hàng.

Ngoài các đặc sản Huế, sản phẩm tranh thêu và các phụ kiện thêu tay do DNTN Thêu may Đoan Trang sản xuất cũng như áo dài Huế do các nhà thiết kế áo dài như Thiện Gia, Bích Thủy đã có mặt ở thị trường Thái từ 5 năm nay. “Không chỉ có mặt ở Thái Lan với vai trò may đo áo dài, hai năm trở lại đây, cơ sở đã đến Viêng Chăn, Savannakhet (Lào)mở dịch vụ may áo dài lấy nhanh phục vụ khách. Hiện, mỗi năm cơ sở sang Thái, Lào và Campuchia trên 10 chuyến, trong đó mỗi chuyến nhận may trên dưới 100 bộ áo dài với đơn hàng một bộ  từ 500 ngàn - 3 triệu đồng bao gồm cả công lẫn vải”, chủ nhà may Chi Silk- Thiện Gia nói.

Tăng cường hợp tác

Nhằm tăng cường kết nối, đẩy mạnh giao thương giữa DN của tỉnh với DN của các nước trong tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây, Sở Công thương hỗ trợ 2 DN trên địa bàn tham gia Hội chợ các nước Tiểu vùng sông Mekong 2016 diễn ra tại tỉnh Khỏn Kèn (Thái Lan). “Người Việt ở Thái và người dân Thái rất thích các sản phẩm “made in Huế” nên mỗi lần tham gia hội chợ, sản phẩm mang đi đều tiêu thụ hết, qua đó còn ký kết được nhiều hợp đồng đặt hàng dài hạn có giá trị cao”, Giám đốc DNTN Thêu may Đoan Trang - Nguyễn Thị Đoan Trang chia sẻ.

DNTN Thêu may Đoan Trang tổ chức thao diễn nghề thêu tay tại Thái Lan

Thời gian tới, Sở Công thương tăng cường công tác xúc tiến thương mại, vận động các DN sản xuất đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm Huế tham gia quảng bá sản phẩm tại các hội chợ trong nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Sóc Tăng, Quảng Bình… Mặt khác, sẽ mở rộng thêm một số sản phẩm nông sản, trái cây như thanh trà Thủy Biều, trà rau má Quảng Thọ, trà cung đình Đức Phượng, dầu tràm Lộc Thủy…

Giám đốc Sở Công thương - Nguyễn Thanh nhấn mạnh: “Để tạo cầu nối cho các DN, thời gian tới sở tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tổ chức, tham gia  nhiều hội chợ tại các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và các tỉnh, TP trong cả nước; đồng thời tranh thủ các nguồn vốn khuyến công hỗ trợ máy móc hiện đại để các DN sản xuất hàng hóa có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và hạ giá thành để cạnh tranh với sản phẩm trên thị trường”.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

Sau thời gian trưng bày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những tác phẩm thắng giải cuộc thi UOB Painting of the year 2023 đã được ban tổ chức đưa đến Huế để công chúng thưởng lãm. Ở đó những tác phẩm như đưa người xem lạc lối những khoảnh khắc dịu dàng đan xen giữa những rối ren, mệt mỏi của đời sống hiện đại.

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh
“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

TIN MỚI

Return to top