ClockThứ Năm, 31/03/2016 09:16

Cư dân Hộ thành hào: Mong được di dời, tái định cư

TTH - Điều kiện sống thiếu thốn, ô nhiễm…, lại nằm trong vùng quy hoạch, giải tỏa nên người dân sống trên Hộ thành hào ở phường Phú Hòa (Huế) muốn di dời đến nơi ở mới, ổn định hơn.

Sống trong ô nhiễm

Con hẻm nhỏ trước đường Phan Đăng Lưu dẫn chúng tôi đến với những cư dân sống dọc Hộ thành hào. Trái với cảnh tấp nập ở mặt tiền đường Phan Đăng Lưu, trước mắt chúng tôi là những khu nhà xập xệ, tạm bợ.

Con hẻm dẫn vào nhà 13 hộ sống trên Hộ thành hào

Tuyến đường độc đạo dẫn vào khu dân cư tổ 5 chỉ vừa một người đi. Vì lọt thỏm dưới khu nhà phía trước, nên chỉ mưa một trận nhỏ nước đã ứ đọng, tràn lai láng. Nước mưa đọng, cộng với nước thải từ phía sau Hộ thành hào tràn lên, bốc mùi nồng nặc.

Giúp con gái chuẩn bị thức ăn trưa, bà Nguyễn Thị An mở cửa cho chúng tôi vào xem nhà của chị Nguyễn Thị Lành. Căn phòng khoảng 10m2, với đủ thứ vật dụng, từ quần áo, nồi niêu, xoong chậu, bếp núc. Vì sống tạm nên việc đầu tư nhà vệ sinh, phòng tắm chưa được gia đình chị Lành quan tâm. “Đến nơi ở mới rồi tính, chưa biết di dời, giải tỏa lúc nào nên người dân ai cũng ngại bỏ tiền đầu tư công trình phụ”, bà Nguyễn Thị An giải thích.

Cũng trong tâm thế chờ giải tỏa nên một số hộ dân ở tổ 6, dù có trường hợp 13 người sống chung trong căn hộ chừng chục mét vuông cộng gác lửng cũng không đầu tư thêm công trình phụ, một phần vì kinh phí khó khăn, phần vì biết có vay mượn để đầu tư cũng khó được đền bù.

Bà Trần Thị Mai Loan, sống dưới hầm nhà văn hóa tổ 6, cũng là trường hợp thuộc diện hộ nghèo, neo đơn của phường Phú Hòa và đang nhận trợ cấp hàng tháng. Song, do quỹ đất hạn hẹp nên dù muốn phường cũng không có quỹ đất để bố trí tái định cư cho bà Loan, phải chờ dự án giải tỏa Hộ thành hào triển khai thực hiện.

Chờ kinh phí

Bà Mai Thị Kim Cúc, Tổ trưởng Tổ dân phố 5 thông tin, đa số người dân hai tổ 5 và 6 đều sống bằng nghề lao động tay chân nên thu nhập khá bấp bênh, không ổn định. Gần như, không có hộ nào mua được đất nơi khác để làm nhà, dù có gia đình 3-4 đời sinh sống trên Hộ thành hào. Giải pháp mà người dân chọn lựa là chờ Nhà nước hỗ trợ giải tỏa, đền bù để đến nơi ở mới.

Ngoài chờ dự án di dời, giải tỏa Hộ thành hào từ kinh phí của Nhà nước, Chủ tịch UBND phường Phú Hòa Tôn Thất Thái cho rằng, hiện không còn cách nào khác để định cư lâu dài cho những cư dân Hộ thành hào, khi hầu như họ đều ở trên đất lấn chiếm, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và quỹ đất của phường Phú Hòa gần như bằng không.

Tin vui là dự án giải tỏa, tái định cư của các hộ ở Hộ thành hào đã được đưa vào kế hoạch thực hiện trong nhiệm kỳ 2015-2020 - ông Hoàng Thiện, Trưởng Ban Đầu tư và Xây dựng TP Huế khẳng định như vậy. Tinh thần là có kinh phí sẽ bắt tay thực hiện, vì các bước điều tra, lập danh sách các hộ dân, tài sản… đã được triển khai. Đây cũng là dự án được TP Huế kỳ vọng sẽ đem lại diện mạo mới cho khu vực Kinh thành Huế. Các phương án thiết kế kiến trúc sau khi giải tỏa để chỉnh trang cũng được thực hiện.

Về phương án tái định cư, theo ông Hoàng Thiện, cơ bản người dân sẽ được hỗ trợ tái định cư ở chung cư. Vì ở đất lấn chiếm và quỹ đất ngày càng ít nên Nhà nước không thể bố trí đất tái định cư. Ban Đầu tư và Xây dựng TP Huế đã có phương án xây dựng các chung cư ở Hương Sơ để thuận tiện bố trí tái định cư cho người dân.

Hộ thành hào hiện có hơn 320 hộ, tăng hơn khoảng 60 hộ so với thống kê của UBND phường Phú Hòa khi có thông báo lập dự án giải tỏa, chỉnh trang từ năm 2009. Đây cũng là khu dân cư có số hộ nghèo cao nhất phường khi hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chuẩn mới năm nay tăng gấp đôi so với năm ngoái; tình hình an ninh, trật tự tại khu vực này khá phức tạp.

Bài, ảnh: Tâm Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ người dân khu tái định cư Hồng Thượng

UBND huyện A Lưới phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường kêu gọi đầu tư dự án (DA) cụm công nghiệp Cân Tôm - Hồng Thượng. Đồng thời, tiếp tục có chính sách hỗ trợ người dân, nghiên cứu phương án đổi đất lâm nghiệp đối với 15ha đất ở Hồng Thượng thuộc DA đền bù giải phóng mặt bằng thủy điện A Lưới.

Hỗ trợ người dân khu tái định cư Hồng Thượng
Liên quan việc cấp đất tái định cư để mở rộng đường 100m:
Cần giải quyết đúng lý, hợp tình

Mấy năm nay, gia đình ông Ngô Văn Dựt, ở phường Xuân Phú, nằm trong diện giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án (DA) mở rộng đường 100m, nối khu A và khu B đô thị An Vân Dương (TP. Huế). Ông Dựt cho rằng, con của mình đủ các điều kiện để tái định cư (TĐC), nhưng chính quyền địa phương chưa xem xét thấu tình, đạt lý...

Cần giải quyết đúng lý, hợp tình
Những điểm mới của Luật Đất đai 2024

Thừa Thiên Huế đang tập trung thực hiện Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống. Kế hoạch đặt ra nhiều mục đích; trong đó chú trọng phổ biến sâu rộng các điểm mới so với luật cũ.

Những điểm mới của Luật Đất đai 2024
Khu tái định cư Đại học Huế:
Điều chỉnh quy hoạch, hạn chế đền bù giải phóng mặt bằng

Theo Ban Quản lý Dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh, việc điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Đại học Huế (thuộc phường An Cựu và An Tây, TP. Huế) nhằm hạn chế đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), cố gắng giữ lại hiện trạng phần đất của cụm dân cư hiện hữu.

Điều chỉnh quy hoạch, hạn chế đền bù giải phóng mặt bằng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top