ClockThứ Ba, 16/11/2021 14:01

Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021: Bàn giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế

TTH.VN - Sáng 16/11, Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam” đã được Bộ Tài chính tổ chức với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ). Tại TP.Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng tham dự.

Phục hồi nhưng chậmPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giữ vững thành quả chống dịch để khôi phục kinh tếPhục hồi và phát triển kinh tế trong điều kiện thích ứng an toànVượt qua "cửa tử," doanh nghiệp từng bước phục hồiĐể doanh nghiệp thích ứng trong điều kiện "bình thường mới"Phục hồi sản xuất công nghiệp theo các nhóm ‘nguy cơ’Xác định những 'nút thắt' của mỗi ngành, địa phương để cơ cấu lại nền kinh tế

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu TP.Huế 

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, đây là diễn đàn thường niên do Bộ Tài chính tổ chức từ năm 2017, Diễn đàn năm nay không chỉ là sự tiếp nối của các diễn đàn tài chính trước đây mà còn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới. Sau gần 10 năm thực hiện, kết quả đạt được từ việc triển khai các nội dung của chiến lược là khá toàn diện, góp phần quan trọng vào việc củng cố các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực tài chính, củng cố tiềm lực tài chính quốc gia, cải thiện dư địa tài chính.

Vì vậy, trong 2 năm qua về mặt chính sách tài khóa, nước ta đã chủ động đưa ra các giải pháp về tài chính, ngân sách ứng phó có hiệu quả trước tác động của dịch COVID-19. “Thể chế tài chính đã được hoàn thiện cơ bản đồng bộ với cải cách thể chế các lĩnh vực có liên quan, góp phần huy động phân bổ và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả thúc đẩy các yếu tố thị trường, các loại thị trường phát triển, đảm bảo quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế” - Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết.

Vừa qua, dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế và đời sống của nhân dân, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng lưu thông, đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống y tế, giáo dục. Về khía cạnh tài khóa, do tác động nghiêm trọng của dịch, Việt Nam phải tăng chi với quy mô lớn, trong khi thu ngân sách bị ảnh hưởng. Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội nhiều giải pháp tài chính ngân sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân thực hiện miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế và các khoản thu ngân sách để các doanh nghiệp, người dân có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân.

Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2021 sẽ tập trung đánh giá về việc thực hiện chiến lược tài chính đến năm 2020, làm rõ các kết quả đạt được những hạn chế nguyên nhân cùng với đó là xem xét bối cảnh dự báo tình hình trong nước quốc tế giai đoạn 2021 - 2030, từ đó đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược tài chính 2021 - 2030, các giải pháp cho phục hồi và phát triển kinh tế.

Tại Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị về giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19. Tỉnh đang xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trong điều kiện bình thường mới; trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương. Triển khai nhanh nhất các gói hỗ trợ cho DN, đối tượng bị ảnh hưởng. Khẩn trương rà soát các chính sách, tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo điều kiện cho DN sản xuất kinh doanh.

Cùng với DN, chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, phù hợp với dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của DN; công nhân, người lao động trong các DN, doanh nhân được ưu tiên tiêm vaccine an toàn, khoa học, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc DN gắn với chuyển đổi số; nâng cao năng lực, sức cạnh tranh; quan tâm đến việc giữ chân người lao động, chuyển đổi lao động, tái cấu trúc lao động; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ để biến thách thức thành cơ hội; mở rộng thị trường, tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu...

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top