ClockThứ Sáu, 09/07/2021 12:18

Hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng thích ứng

TTH.VN - Tọa đàm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với các biến đổi do tác động của dịch COVID-19 theo hướng bình thường mới giai đoạn 2021-2022 được Viện Nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế tổ chức sáng 9/7.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 sáng 9/7: Hơn 186 triệu ca mắcNâng cao vai trò của tổ giám sát cộng đồng trong phòng chống dịch COVID-19Thêm chính sách giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Đại diện các đơn vị tham dự góp ý cho báo cáo

Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Cung Trọng Cường thông tin, Viện được UBND tỉnh giao nhiệm vụ khảo sát và đánh giá tình hình tác động của dịch COVID-19 và phân tích, đề xuất các giải pháp cụ thể để UBND tỉnh kịp thời xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) thích ứng với các biến đổi trong tương lai theo hướng “bình thường mới”, giai đoạn 2021 – 2022.

Theo đó, Viện đã triển khai khảo sát đánh giá tác động của dịch COVID-19 với 300 doanh nghiệp nhỏ và vừa  (DNNVV) trên địa bàn tỉnh và đã đưa ra được báo cáo thực trạng và tổng hợp các giải pháp đề xuất của DN. Báo cáo đã đánh giá tác động của dịch COVID-19 đối với các DNVVN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các giải pháp của DN; đánh giá các giải pháp mà tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện và khả năng đáp ứng thực tế cho DN; phân tích và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đưa ra các chính sách hỗ trợ cho DN thích ứng với các biến đổi trong tương lai theo hướng “bình thường mới”, giai đoạn 2021 - 2022.

Theo báo cáo này, đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động rất lớn tới DN và người lao động ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2021 là 4.48%; riêng tỉnh Thừa Thiên Huế GRDP 2020 là 2.06% so với 7.27% năm 2019. Các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất lại là các ngành sử dụng nhiều lao động như: du lịch và lưu trú, hàng không, bán lẻ và các ngành chế tạo xuất khẩu như dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử và chế biến thực phẩm. Các DNVVN và hộ kinh doanh gia đình cũng là nhóm bị tác động đầu tiên của đại dịch. Trên 80% DN đã chủ động đưa ra các biện pháp ứng phó với tác động của COVID-19.

Trải qua hai đợt dịch, chính quyền trung ương và địa phương đã ban hành và thực hiện một số chính sách hỗ trợ DN và người lao động. Hiệu quả mang lại cụ thể là nền kinh tế vẫn tăng trưởng ở mức “tốt” so với thế giới, tuy nhiên bên cạnh đó nhiều chính sách được ban hành nhưng chưa đưa vào thực tiễn, khó tiếp cận; số lượng DN phá sản vẫn lớn, rủi ro vẫn tồn tại và chưa định hướng được hướng phát triển dài hạn.

Tham gia buổi tọa đàm, đại diện các sở, ngành và các DN tham dự đã có những thảo luận liên quan đến nội dung báo cáo này đồng thời đề xuất nên mở rộng khảo sát DN ở thuộc nhiều lĩnh vực để có cái nhìn đa chiều; cùng với các chính sách của tỉnh các chính sách vĩ mô của Trung ương tác động rất lớn đến DN trên địa bàn vì thế cần có những đánh giá cụ thể hơn cùng với đó cần xây dựng những giải pháp cụ thể với từng ngành, lĩnh vực sát với thực tế hoạt động của DN trên địa bàn.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng khoa học sắp xếp vào hoạt động kinh doanh

Ngày 18/5, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức hội thảo chuyên đề quản trị doanh nghiệp với chủ đề “Khoa học sắp xếp, bố trí không gian nhằm nâng cao hiệu quả công việc, kinh doanh”.

Ứng dụng khoa học sắp xếp vào hoạt động kinh doanh
"Định vị bản thân"

Là nội dung khóa đào tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hội Doanh nhân nữ tỉnh tổ chức sáng 18/5.

Định vị bản thân
Tuyên dương những “bông hoa” trong vườn Bác

20 cá nhân tiêu biểu về dự hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp (CQ&DN) tỉnh tổ chức ngày 15/5 là những tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt khó vươn lên, đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Tuyên dương những “bông hoa” trong vườn Bác
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

TIN MỚI

Return to top