ClockThứ Tư, 27/12/2017 14:38

Giá trị xuất khẩu nông lâm sản đạt kỷ lục mới trên 36 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 12/2017 ước đạt 3,13 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là mức kỷ lục mới trong xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Bệnh đạo ôn hoành hành cây lúaĐầu tư xây dựng tổ hợp sản xuất, chế biến nông sản hữu cơKiểm soát hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗXuất khẩu nông lâm thủy sản đang bị cạnh tranh gay gắtXuất khẩu nông lâm thủy sản có thể đạt 31 tỷ USD

Sơ chế càphê tại Công ty Càphê IASAO 2 (Tổng công ty Càphê Việt Nam). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Cụ thể, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,96 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016; thủy sản ước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18%; các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,97 tỷ USD, tăng 9,2%.

Trong tháng 12, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 426.000 tấn với giá trị đạt 199 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo năm 2017 ước đạt 5,89 triệu tấn với 2,66 tỷ USD, tăng 22,4% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đạt 450,9 USD/tấn, giảm 0,37% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 39,5% thị phần.

Rau quả, cao su, chè, điều là những mặt hàng có sự tăng trưởng khá trong năm 2017. Giá trị xuất khẩu hàng rau quả năm nay ước đạt 3,45 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là bốn thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam.

Năm 2017, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su đạt 1,39 triệu tấn với 2,26 tỷ USD, tăng 11% về khối lượng và tăng 35,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đạt 1.654,7 USD/tấn, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam.

Cũng được giá trong xuất khẩu như cao su, mặt hàng điều đã ghi nhận sự tăng trưởng khá tốt nhờ tăng cả về sản lượng và giá trị. Khối lượng xuất khẩu hạt điều ước đạt 353.000 tấn với 3,52 tỷ USD, tăng 1,9% về khối lượng và tăng 23,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam.

Năm nay, khối lượng xuất khẩu chè xuất khẩu ước đạt 140.000 tấn với 229 triệu USD, tăng 7,2% về khối lượng và tăng 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 3,95 triệu tấn với 1,04 tỷ USD, tăng 6,9% về khối lượng và tăng 4,2% về giá trị.

Tuy được giá xuất khẩu, nhưng do giảm mạnh về khối lượng nên giá trị cà phê xuất khẩu có giảm nhẹ so với năm 2016. Khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2017 ước đạt 1,42 triệu tấn với 3,21 tỷ USD, giảm 20,2% về khối lượng và giảm 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu tiêu có sự ảm đạm nhất trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, bởi suốt cả năm giá tiêu xuất khẩu luôn ở mức giảm mạnh, gần 35% so với năm 2016. Khối lượng xuất khẩu tiêu năm 2017 ước đạt 214.000 tấn với 1,12 tỷ USD, tăng 20,5% về khối lượng nhưng giảm 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Theo Vietnamplus.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top