ClockThứ Sáu, 25/02/2022 15:47

Giảm thiểu bệnh khảm lá sắn

TTH - Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, diện tích cây sắn nhiễm bệnh khảm lá ở các địa phương cơ bản được khống chế.

Bệnh khảm lá sắn diễn biến phức tạpBệnh khảm lá sắn gây hại trên diện rộngNghiên cứu giống sắn kháng bệnh khảm lá

Nông dân Phong Điền thu hoạch cây sắn, triển khai niên vụ mới

Xuất hiện bệnh cục bộ

Vụ đông xuân 2021-2022, toàn tỉnh có kế hoạch trồng sắn khoảng 4.000ha, đến nay, đã trồng khoảng 2.324ha. Qua kiểm tra thực tế, bệnh khảm lá sắn đã phát sinh gây hại 40ha, trong đó tỷ lệ bệnh 10-30% chiếm 3ha, tỷ lệ 30-50% chiếm 35ha, tỷ lệ >70% chiếm 2ha, tập trung ở các địa phương Hương Xuân, Hương Vân, Hương Văn, Tứ Hạ (Hương Trà) và Phong Hiền (Phong Điền).

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hiền cho biết, toàn xã vụ đông xuân hàng năm đưa vào trồng khoảng 300ha sắn. Các đợt dịch vừa qua, diện tích sắn trồng vụ đông xuân năm nay giảm còn 50%. Ngoài nguồn giống sạch chủ động của người dân, các hộ trồng sắn còn nhập giống KM94 từ Quảng Bình vào. Đây là nguồn giống ngoài địa phương, sạch bệnh nhưng năng suất thấp hơn giống KM94 bản địa trồng nhiều năm nay trên địa bàn. Hiện nay, bệnh khảm lá sắn xuất hiện một số diện tích tại thôn Triều Dương, chủ yếu trên giống sắn bản địa mới trồng khoảng dưới 30 ngày. Hiện người dân đang tiếp tục xuống giống cho niên vụ mới, địa phương tiếp tục cử cán bộ bám đồng, theo dõi để quản lý và ứng phó dịch bệnh.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) Sở NN&PTNT, bệnh khảm lá sắn gây hại chủ yếu lây lan qua hom giống, nguyên nhân do một số hộ nông dân vẫn sử dụng giống sắn nhiễm bệnh của niên vụ trước. Mặt khác, công tác vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng mới vẫn chưa được nông dân quan tâm, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Nhất là sau khi thu hoạch các hom sắn đã nhiễm bệnh khảm lá, nông dân để bừa bãi trên bờ ruộng, ven đường đi, tạo điền kiện cho nguồn bệnh lây lan, phát tán trong khu vực.

Để chủ động phòng, chống bệnh khảm lá sắn và hạn chế bệnh phát triển lây lan trên diện rộng trong thời gian tới, Sở NN&PTNT yêu cầu các địa phương, các HTX, trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã bố trí cán bộ phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm soát nguồn giống sắn trồng mới trong niên vụ 2022. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, cung cấp nguồn giống sắn không rõ nguồn gốc, đã nhiễm bệnh khảm lá sắn cho các nông hộ.

Giải pháp bền vững

Ông Lê Văn Anh, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh thông tin, để chủ động nguồn giống sắn sạch bệnh và triển khai cho nhiều niên vụ sau, hiện Trường đại học Nông lâm Huế đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao quy trình quản lý bệnh khảm lá sắn tổng hợp cho tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Theo đó, đã bố trí thí nghiệm tại HTX Tây Xuân (Hương Xuân, Hương Trà) diện tích 500m2 gồm 5 giống sắn HN3, HN5, HSL1, KM505, KM94. Trong đó, có giống HN3 và HN5 là những giống kháng bệnh khảm lá sắn.

Sở NN&PTNT yêu cầu các địa phương tăng cường hướng dẫn nông dân vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy (đốt bỏ) các bộ phận cây sắn bị nhiễm bệnh; thường xuyên thăm ruộng để phát hiện sớm bệnh khảm lá khi cây mới mọc mầm, nhổ đưa ra khỏi ruộng và tiêu hủy những cây bị nhiễm bệnh. Đồng thời, trồng dặm lại bằng hom giống sạch bệnh để đảm bảo mật độ. Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến thông tin, tác hại của bệnh khảm lá sắn; thường xuyên kiểm tra ruộng sắn nhằm phát hiện sớm bệnh và môi giới truyền bệnh (bọ phấn) để phun trừ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Với diện tích kế hoạch trồng sắn toàn tỉnh khoảng 4.000ha, dự kiến các huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Nam Đông, TP. Huế có thể chủ động lưu gốc giống sắn sạch bệnh tại chỗ phục vụ trồng trong niên vụ mới. Tuy nhiên địa phương Phong Điền, Hương Trà thiếu giống sắn sạch bệnh để trồng cho khoảng 1.200ha trong niên vụ 2022.

Để quản lý, chuẩn bị nguồn giống sắn sạch bệnh, Sở NN&PTNT yêu cầu các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương hướng dẫn nông dân các biện pháp lựa chọn gốc sắn tại các vùng chưa phát hiện triệu chứng bệnh (hình thái) để làm giống và có biện pháp bảo vệ giống sắn lưu gốc để trồng trong niên vụ mới; đồng thời, kiểm tra chất lượng giống sắn trước khi nhập về trồng trên địa bàn, không đưa các giống không rõ nguồn gốc từ các địa phương khác về trồng khi chưa có giấy phép kiểm dịch thực vật của các cơ quan chức năng.

Bệnh khảm lá sắn có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), bệnh lây truyền qua môi giới là bọ phấn trắng (Bemisiatabaci) và qua hom giống lấy từ cây bị bệnh. Đây là bệnh nguy hiểm và khó phòng trừ. Cơ quan chức năng yêu cầu trong niên vụ mới cần theo dõi chặt chẽ bọ phấn (môi giới truyền bệnh) gây hại trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý và phòng trừ, hạn chế bệnh khảm sắn lây lan.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp nhất nhiều sở, ngành, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện

Định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện nhằm​ quán triệt nội dung định hướng, kế hoạch về tiến độ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Hợp nhất nhiều sở, ngành, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện
Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Từ năm 2025, đối với một số trường hợp mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... người bệnh được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100
Phần thưởng xứng đáng

Từ 100 con gà giống được chính quyền địa phương hỗ trợ, đến nay ông Nguyễn Vĩnh Tường (thôn Hà Trữ Thượng, xã Phú Gia, Phú Vang) đã phát triển thành trang trại nuôi gà thả vườn với số lượng đàn dao động từ 3.000 – 5.000 con, doanh thu mỗi năm lên đến vài trăm triệu đồng.

Phần thưởng xứng đáng
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

TIN MỚI

Return to top