ClockThứ Bảy, 28/12/2024 12:48

Ngôi nhà chung của tuổi thơ

TTH - Nhà Thiếu nhi Huế đã và đang là một địa chỉ thân quen của thiếu nhi. 50 năm qua, nơi đây đã thu hút hơn 150.000 lượt thiếu nhi tham gia học tập và vui chơi.

Sân chơi tuổi thơ“Cổ tích của ba”: Bản hòa ca thương nhớ tuổi thơ

 Liên hoan Phím đàn xanh 2023. Ảnh: Tư liệu

Ngay trong Trung thu đầu tiên của năm đầu quê hương giải phóng, giữa bao bề bộn khó khăn, ngôi nhà số 8 Lê Lợi đã được bàn giao để tổ chức các hoạt động dành cho thiếu nhi. Ban đầu mang tên Câu lạc bộ Thiếu nhi. Đến năm 1987, đổi tên thành Nhà Văn hóa Thiếu nhi. Mô hình hoạt động trở nên phong phú, thu hút được trên 500 em thiếu nhi thường xuyên tham gia sinh hoạt. Sang năm 1998, Nhà Thiếu nhi đã được xây dựng mới, khang trang và to đẹp hơn.

Vượt qua khó khăn, Nhà Thiếu nhi Huế từng bước khẳng định là 1 trung tâm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, trung tâm phương pháp Đội và là trung tâm giải trí, sinh hoạt của thiếu nhi Huế. Mô hình các câu lạc bộ - đội nhóm, liên kết với đội ngũ công tác viên giỏi, có uy tín đứng lớp được phát triển. Qua đó, không chỉ thu hút thiếu nhi tham gia sinh hoạt trong dịp hè mà còn hoạt động xuyên suốt trong năm, góp phần phát triển phong trào, tạo điều kiện thuận lợi để câu lạc bộ, đội nhóm ngày càng phát triển. Cùng với đó là đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, tạo nguồn nhân lực để phát triển.

Hiện nay, Nhà Thiếu nhi hình thành 5 hệ thống hoạt động: Hệ thống các lớp bồi dưỡng năng khiếu; hệ thống các câu lạc bộ, các đội chuyên; hệ thống các hoạt động phong trào, cuộc thi, hội thi, liên hoan, lễ hội; hệ thống hoạt động vui chơi và du lịch; hệ thống hoạt động phương pháp Đội. Hệ thống các lớp bồi dưỡng năng khiếu không ngừng phát triển, trung bình mỗi tháng có từ 500 – 800 lượt thiếu nhi đến học tập. Cao điểm là vào mùa hè, có lúc lên đến 2.000 em. Tour du lịch “Chim én xanh” và “Sân chơi Phượng Hồng” là hai hoạt động góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, tạo sân chơi vui tươi, bổ ích cho các em.

Nhiều hoạt động được Nhà Thiếu nhi Huế duy trì và trở thành truyền thống, như: Cuộc thi Video tiếng Anh “Em là hướng dẫn viên du lịch”, các cuộc thi vẽ theo chủ đề, cuộc thi viết “Cây bút tuổi hồng”, liên hoan Piano, Organ, Guitar “Phím Đàn Xanh”, liên hoan “Tiếng hát Họa Mi Vàng”… đã tạo ra một sân chơi nghệ thuật vui tươi, lành mạnh. Nhà Thiếu nhi Huế cũng đã tham gia Liên hoan “Búp Sen Hồng” khu vực phía Nam và được đánh giá cao. Các hoạt động này đã tạo điều kiện cho các em phát triển tài năng văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tìm kiếm và nuôi dưỡng nhân tài cho thành phố Huế.

Để trở thành điểm đến không thể thiếu của của em thiếu nhi vào dịp cuối tuần hay các dịp lễ, tết, Ban Giám đốc xác định nhiều giải pháp đổi mới trong giảng dạy và tạo môi trường học tập thân thiện dành cho học viên. Nhà Thiếu nhi Huế cũng đã tiến hành xã hội hóa các hoạt động, kêu gọi tư nhân đầu tư hệ thống các trò chơi trong khuôn viên với 18 thiết bị ngoài trời. Nhà Thiếu nhi còn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, như Thành đoàn Huế, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế ký kết chương trình liên ngành về công tác Đội và phong trào thiếu nhi trên địa bàn thành phố, thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục thế hệ tương lai.

Nhà Thiếu nhi không ngừng phấn đấu, hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của phụ huynh và các em học sinh, xứng đáng là địa chỉ thân thương, điểm đến văn hóa, nơi ươm mầm tài năng thiếu nhi thành phố Huế.

THỤC ĐAN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tắm sông

“Mùa hè mà nhảy bùm xuống sông, vẫy vùng, bơi lội thì còn chi bằng!” - Tôi nhận được câu trả lời của bạn sau khi chuyển cho bạn xem những bức ảnh chụp cảnh buổi sáng chúng tôi bơi trên sông Hương, đoạn phía dưới chùa Thiên Mụ.

Tắm sông
Kẹo cau, món ăn của tuổi thơ

Hồi tôi còn bé, bánh kẹo không được phong phú như bây giờ, chỉ có các loại kẹo truyền thống quê hương, như kẹo cau, kẹo gừng, kẹo gương, kẹo đậu phộng, kẹo trứng chim, kẹo kéo… Ngày đó, mệ tôi đi chợ về thường mang theo một gói kẹo cau nhỏ nhắn với chiếc nhãn đơn sơ in hình phong cảnh Huế.

Kẹo cau, món ăn của tuổi thơ
“Khu vườn cổ tích” của tuổi thơ nơi biên giới

Cơ sở vật chất cũ xuống cấp trầm trọng, Trường mầm non Bắc Sơn (xã Trung Sơn, A Lưới) được trang bị cơ sở mới tọa lạc tại thôn A Đeng Pleng 2. Chỉ trong thời gian ngắn, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đoàn kết, nỗ lực 200%, đã xây dựng được cảnh quan môi trường đảm bảo, xanh tươi, thực sự là “khu vườn cổ tích” cho tuổi thơ nơi xã biên giới.

“Khu vườn cổ tích” của tuổi thơ nơi biên giới
Chạy còng

Trang bị gọn ghẽ với đèn pin, chiếc xẻng, một cái que dài tầm 1m, bao đựng, bấy nhiêu đó là đủ để có những cuộc rượt đuổi còng thú vị vào ban đêm.

Chạy còng
Sân bóng “ruộng” tuổi thơ

Chiều nay, đưa lũ trẻ về quê thăm ông bà. Đi ngang qua con đường làng thân thuộc, vô tình bắt gặp một trận bóng đá sôi động với bầu không khí vô cùng nhộn nhịp ở trên một cánh đồng lúa vừa gặt còn nguyên đó những gốc rạ. Nhìn các cháu say sưa theo nhau tranh trái bóng, trong tôi lại mường tượng ra những người bạn cùng trang lứa, cũng đã từng có những trận cầu nảy lửa trên sân "ruộng" ngày nào.

Sân bóng “ruộng” tuổi thơ
Return to top