ClockThứ Sáu, 23/08/2024 12:16

Kết nối tiêu thụ nông sản từ phiên chợ vùng cao

TTH - Phiên chợ vùng cao lần thứ nhất năm 2024, do Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức vừa diễn ra tại thành phố Huế - cũng là nơi trưng bày, quảng bá sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD). Phiên chợ được bố trí các gian hàng hợp lý, thuận lợi cho người dân đến tham quan, mua bán các sản phẩm OCOP, nông sản, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, giới thiệu nghề truyền thống, văn hóa dân tộc các địa phương trong tỉnh.

Tín hiệu vui từ phiên chợ vùng cao“Phiên chợ vùng cao” tại TP. Huế đạt doanh số hơn 250 triệu đồng Đặc sản thịt bò vàng A Lưới ra chợ

 Các nông sản đặc trưng vùng núi. Ảnh: H. Triều

Phiên chợ quy tụ 26 cơ sở sản xuất, kinh doanh; trong đó có 5 công ty, 5 hợp tác xã (HTX), 3 tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất và 13 hộ SXKD. Hơn 500 mặt hàng đa dạng và phong phú từ các sản phẩm hàng dệt may thổ cẩm A Lưới, đến sản phẩm tinh dầu các các loại. Các mặt hàng nổi bật khác như rau, củ, quả, sản phẩm qua chế biến được đóng chai, đóng gói bao bì, nhãn mác đẹp của các đơn vị như: Công ty Mộc Truy Ly, Công ty Sâm Bố Chính Hoàng Gia, mật ong ruồi Nam Đông, chè Hoài Kỳ Nam Đông. Các sản phẩm hương trầm, đồ gỗ trang trí nội thất, bàn, ghế tủ chạm trổ tinh vi và mặt hàng tươi sống như thịt lợn rừng lai, thịt dê cùng các sản phẩm ẩm thực đặc trưng vùng miền A Lưới, Nam Đông... được bày bán tại hội chợ.

Kết thúc phiên chợ đã có hàng ngàn lượt người tham gia; doanh số đạt hơn 250 triệu đồng. Trong đó, gian hàng có doanh thu nhiều nhất gần 60 triệu đồng, có nhiều mặt hàng được tiêu thụ mạnh như thịt heo bản, dê núi… Đặc biệt, các gian hàng ẩm thực hoạt động rất tất bật và góp phần tạo không khí sôi động cho phiên chợ như các sản phẩm OCOP, nếp cẩm, mật ong, mướp đắng rừng, sản phẩm mộc mỹ nghệ và đồ gỗ, hàng thổ cẩm.

Anh Trần Đình Thắng là 1 trong những thành viên của Tổ hợp tác lợn rừng lai xã Hương Lộc (Nam Đông) phấn khởi: “Phiên chợ vùng cao là dịp để những cơ sở sản xuất như chúng tôi có cơ hội quảng bá sản phẩm trên thị trường địa phương. Từ đó, sản phẩm của cơ sở được nhiều người biết đến và có thêm những đơn đặt hàng, mở rộng đầu ra". Trong 3 ngày diễn ra phiên chợ, gian hàng của tổ hợp tác đã trưng bày và bán các mặt hàng thịt lợn, thịt dê được khách ưa chuộng và tiêu thụ mạnh. Sau khi bế mạc, nhiều doanh nghiệp, HTX mong muốn tỉnh tiếp tục tổ chức các hội chợ để tăng cường xúc tiến thương mại và du lịch, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông sản hàng hóa tiêu biểu của tỉnh.

Chị Nguyễn Thị Hoa, một khách hàng tham quan, mua sắm tại phiên chợ chia sẻ, đến với phiên chợ vùng cao được tổ chức tại thành phố Huế, chị rất an tâm khi chọn lựa mua các sản phẩm dùng cho bản thân, gia đình và còn giới thiệu cho bạn bè đến tham quan và mua sắm tại phiên chợ.

 Nông sản vùng cao tại phiên chợ. Ảnh: H. Triều

Ông Phan Xuân Nam - Phó Chủ tịch HND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức phiên chợ vùng cao lần thứ nhất tại TP. Huế cho biết, mục đích của phiên chợ là dịp để cán bộ, hội viên, nông dân các địa phương giao lưu, học tập kinh nghiệm, kết nối trao đổi, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Đây cũng là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng nhằm kết nối tiêu thụ nông sản cho hội viên, nông dân, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn quảng bá thương hiệu, trưng bày và giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, sản phẩm OCOP. Đồng thời, nâng cao vai trò của tổ chức HND trong tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đây cũng là dịp để hội viên, nông dân, các doanh nghiệp, cơ sở SXKD vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nắm bắt, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó có chiến lược SXKD phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Theo kế hoạch, trong tháng 8 này, HND tỉnh sẽ tổ chức phiên chợ nông sản lần thứ 2. Ngoài ra, HND tỉnh tham gia 3 hội chợ nông sản tại Nha Trang, Quảng Nam và Đà Nẵng trong tháng 8 và 9/2024.

Quang Hòa
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (1)
LA
Lan Anh - 24/08/2024 08:37
Chợ cá Tsukiji là khu chợ bán sỉ nổi tiếng ở trung tâm của Tokyo. Quy mô kinh doanh của khu chợ này thuộc hàng lớn nhất thế giới, chỉ tính riêng thủy hải sản, lượng giao dịch 1 ngày đã lên đến gần 1.800 tấn. Chợ cá Tsukiji nổi tiếng về các mặt hàng thủy sản nhưng lượng tiêu thụ trái cây và hoa quả cũng rất lớn, các dụng cụ liên quan đến nấu ăn và dụng cụ nhà bếp, dao, chén, bát… cũng được bán rất chạy ở đây. Chỉ 1 vòng dạo quanh chợ cũng đủ mang đến cảm giác thú vị cho du khách. Không chỉ người Nhật mà rất nhiều khách du lịch nước ngoài cũng yêu thích khu chợ này và thường tìm đến tham quan. Chợ cá Tsukiji có 2 khu vực chính, bên trong chợ là khu vực các cửa hàng kinh doanh ăn uống hay các quầy bán các loại nguyên liệu thực phẩm, bên ngoài chợ là nơi dành cho khách tham quan. Chợ cá Tsukiji có nhiều cửa hàng ăn uống nổi tiếng với những món ăn ngon, bắt mắt khiến khách du lịch không thể chối từ. Nhiều hàng quán ở chợ Tsukiji chỉ mở cửa buổi sáng mà không kinh doanh vào buổi chiều do đó bạn nên đến sớm để được thưởng thức các món ngon ở đây. Một điểm thú vị nữa là bạn cũng có thể vừa đi bộ vừa thưởng thức nhiều loại đồ ăn phong phú từ tôm nướng muối, cá nướng, hào sống, Katsu Sando, Onigiri, xiên que nướng… bán khắp dọc đường cả trong và ngoài chợ, cũng có nhiều quán chuyên bán trứng chiên cuộn cắm trên những que như chiếc kem vàng óng, những miếng dứa to thơm phức mời mọc, những miếng dưa hấu đỏ tươi được bày rất khéo trong những chiếc đĩa trên kệ, những quầy làm kẹo thủ công tại chỗ với đủ hình dạng màu sắc, những cửa hàng bán nước trà xanh và các loại hoa quả gọt sẵn xắt nhỏ đựng trong những chiếc cốc xinh xinh .. nên những du khách nếu không ăn được các loại cá vẫn có một vũ trụ ẩm thực để mà thỏa lòng thưởng thức. Chợ cá Tsukiji nằm ở một địa điểm rất dễ tiếp cận bằng các loại phương tiện giao thông. Nếu đi bằng tàu điện, du khách có thể sử dụng tuyến Toei Oedo Line, dừng tại ga Tsukiji Ichiba hoặc đi tuyến Tokyo Metro Hibiya Line, dừng tại ga Tsukiji. Nếu đi bằng xe bus du khách sẽ đi từ ga Tokyo, sau đó đón chuyến đi “Toyomi Suisan Futo” hoặc “Harumi Futo”; nếu đi từ ga Shimbashi thì sẽ đón xe bus đi “Narihirabashi”, xuống xe tại trạm Tsukiji Sanchome.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
“Góc Huế” tại AEON MALL

Trung tâm thương mại AEON MALL Huế đã tạo nên sức hút lớn trong những ngày đầu mở cửa đón khách, khi lượng khách đến đây tham quan, mua sắm rất sôi động. Cùng với các thương hiệu nổi tiếng, không gian văn hóa địa phương (Local Corner) tạo dấu ấn rất riêng không chỉ cho trung tâm thương mại này, mà còn là điểm nhấn thể hiện sự đồng hành của chính quyền và các sở, ban, ngành trong hành trình đưa sản phẩm Huế đến gần với các chuỗi cung ứng lớn.

“Góc Huế” tại AEON MALL

TIN MỚI

Return to top