ClockThứ Sáu, 26/08/2016 13:56

Cơ chế tự làm sạch nguồn nước gặp khó

TTH - Thời gian gần đây, hiện tượng cá nuôi chết với số lượng lớn xảy ra ở nhiều nơi như ở Hương Trà, Phú Lộc, Hương Thủy… Thậm chí, cá tự nhiên trên sông An Cựu cũng chết khá nhiều, khiến người dân lấy làm lạ về hiện tượng hy hữu này. Lý giải về hiện tượng cá chết, theo cơ quan chuyên môn có thể do nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ cục bộ.

Nhiều nguồn thải đổ ra sông không thu xuể

Sự nhiễm bẩn của nguồn nước, có thể do tự nhiên hoặc nhân tạo. Các chất bẩn có thể ở dạng chất lơ lửng, keo, tan, chất độc, vi sinh vật, sinh vật… Sự nhiễm bẩn tự nhiên là do mưa rơi xuống mặt đất, kéo theo các chất bẩn xuống hồ, sông, đầm, hoặc do các sản phẩm sống, hoạt động phát triển của sinh vật, vi sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Sự nhiễm bẩn nhân tạo chủ yếu do nước thải sinh hoạt vùng dân cư, chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... được xả trực tiếp ra ao hồ, sông suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn, tích tụ lâu ngày, vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các ao, hồ, sông, đầm… Theo nhiều nhà chuyên môn, xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng, thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.

Lý giải của giới chuyên môn, nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín, hoặc các vùng nước ít lưu thông trao đổi. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Sự thay đổi chế độ khí ô xy hòa tan sẽ kéo theo sự thay đổi quần thể sinh vật. Các loài vốn thích nghi với nước sạch khi thiếu ô xy sẽ bị chết. Đầu tiên là cá, rồi tiếp đến là những động vật thượng đẳng; đồng thời các loài quần thể thích nghi với điều kiện thiếu khí sẽ phát triển, độ ô xy hóa các chất hữu cơ giảm và trong nước sẽ tích lũy sản phẩm không bị ô xy hóa hòa tan.

Nhiều người cho rằng, theo quy luật, chính cơ chế tự làm sạch sẽ giúp làm giảm ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, quá trình tự làm sạch tùy thuộc nhiều yếu tố: dung lượng nước sông, tốc độ dòng chảy, điều kiện làm thoáng hòa tan ô xy theo bề mặt chiều sâu dòng chảy, nhiệt độ, thành phần hóa lý của nước, tính chất các chất bẩn. Ở các dòng sông chảy chậm hoặc ở các hồ, các lớp nước trên cùng có ô xy hòa tan, nhưng ô xy chỉ khuếch tán xuống các lớp dưới với lượng ít, nên ở các lớp nước dưới thường tạo thành điều kiện yếm khí. Thực tế, tốc độ dòng chảy ở một số đoạn sông như An Cựu, sông Bồ, sông Hương, đầm Sam, Chuồn, Thủy Tú thuộc hệ thống đầm Tam Giang - Cầu Hai… rất nhỏ, thậm chí không chảy do sự chặn dòng của các công trình dân sinh, công cộng… Điều này cũng dễ hiểu vì sao có hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số nơi trong thời gian qua mỗi khi thời tiết thay đổi, mưa dông xuất hiện…

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

TIN MỚI

Return to top