ClockThứ Sáu, 06/12/2019 21:05

Công nghệ xử lý rác thải tiên tiến được lựa chọn

TTH.VN - Trước những băn khoăn của dư luận và báo chí về việc có bao nhiêu đơn vị tham gia đấu thầu Nhà máy xử Lý rác Phú Sơn? Những ưu điểm của Nhà thầu China Evesbright International Limited (CEIL- đơn vị trúng thầu) so với các nhà thầu cùng tham gia đấu thầu? Chiều 6/12, tại buổi cung cấp thông tin báo chí tuần thứ 49, Văn phòng UBND tỉnh đã có trả lời.

Giám sát nhà máy xử lý rác thải mới bằng nhiều hình thức“Chung tay chấm dứt rác thải nhựa”Công nghệ đốt rác - phát điện được chọn cho Nhà máy xử lý rác Phú SơnCân nhắc chọn công nghệ, nhà đầu tưNói không với rác bừa bãiNhiều cơ hội lựa chọn

Công nghệ xử lý rác thải thân thiện với môi trường được lựa chọn áp dụng tại nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn

Dự án có số vốn gần 1.700 tỷ đồng

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tại Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 20/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu xử lý chất thải rắn tập trung Phú Sơn, TX. Hương Thủy; trong đó, quy mô đất đai khoảng 65ha; quy mô thu gom bao gồm địa bàn TP. Huế (các phường phía Nam sông Hương), TX. Hương Thủy, huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc; quy mô chôn lấp sức chứa 450.000 m3; với nhiều phân khu chức năng.

Đến thời điểm hiện tại, UBND tỉnh đã có các quyết định về việc phê duyệt lựa chọn công nghệ phù hợp áp dụng cho Nhà máy xử lý rác thải tại xã Phú Sơn và quyết định về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt này.

Theo đó, quy mô đầu tư dự án công suất 600 tấn/ngày đêm; công suất phát điện từ 12MW; diện tích sử dụng đất 11,2ha; tỷ lệ chôn lấp sau xử lý < 7% so với trọng lượng rác ban đầu (bao gồm tro bay và tro xỉ). Công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp - phát điện (gọi tắt là đốt rác - phát điện) phù hợp với Quy chuẩn QCVN 61-MT/2016/BTNMT quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.

Thời gian hoạt động của dự án 25 năm. Thời gian kết thúc dự án tối đa đến năm 2044. Tổng mức đầu tư dự án tương ứng với công suất xử lý 600 tấn rác/ngày đêm gần 1.700 tỷ đồng. Nhà đầu tư trúng thầu là CEIL.

Nhà đầu tư đã và đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để hoàn thành việc đàm phán, ký kết Hợp đồng thực hiện đầu tư dự án, Hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đang triển khai các thủ tục về đầu tư, bao gồm lập Quy hoạch chi tiết 1/500 thuộc phạm vi dự án, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, lập bổ sung quy hoạch Điện lực Quốc gia dự án đốt rác sinh hoạt phát điện xã Phú Sơn… Dự kiến dự án sẽ khởi công xây dựng vào đầu năm 2020 và hoàn thành vào năm 2021.

19 nhà đầu tư tham gia

Nhà máy ngoài xử lý rác thải còn phát điện

Trước băn khoăn về chất lượng nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin, các bước lựa chọn công nghệ và lựa chọn nhà đầu tư, theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, cần phải tiến hành lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trước khi lựa chọn nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị (được UBND tỉnh giao nhiệm vụ làm Bên mời thầu) đã triển khai các bước để lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn qua các bước đúng quy trình.

Theo đó, bước lựa chọn công nghệ có 19 đơn vị nhận được hồ sơ mời thầu; trong đó, có 16 đơn vị là các nhà đầu tư/nhà sản xuất bao gồm cả trong nước và quốc tế tham gia nộp Hồ sơ quan tâm theo đúng quy định. Các dây chuyền công nghệ của các nhà đầu tư có Hồ sơ quan tâm này được xếp theo 4 nhóm, gồm: Nhóm công nghệ chính là đốt; nhóm công nghệ chính xử lý lò Plasma; nhóm công nghệ chính sử dụng khí hóa thông thường và nhóm xử lý rác theo dạng tổ hợp tạo ra các sản phẩm: phân vi sinh, gạch, than sinh học…

Trên cơ sở kết quả đánh giá của Tổ kỹ thuật có tham vấn ý kiến của Chuyên gia Jica - Nhật Bản và Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định kết quả lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, ngày 19/10/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt lựa chọn công nghệ áp dụng cho Nhà máy xử lý rác sinh hoạt tại xã Phú Sơn là: Công nghệ Đốt rác – Phát điện bằng lò ghi đa cấp.

Ngày 27/11/2017, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt danh sách ngắn các Nhà đầu tư/nhà sản xuất đã tham gia trong bước lựa chọn công nghệ có hồ sơ quan tâm hợp lệ và có cùng công nghệ Đốt rác - Phát điện bằng lò đốt dạng ghi đa cấp.

Bước 2 lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy rác thải chỉ có 1 nhà đầu tư nộp Hồ sơ dự thầu là CEIL. Căn cứ  tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án theo hồ sơ mời thầu được duyệt. Tổ kỹ thuật và Tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ của nhà đầu tư CEIL đáp ứng các yêu cầu theo quy định, đồng thời kiến nghị Bên mời thầu trình thẩm định, phê duyệt lựa chọn Nhà đầu tư là Công ty CEIL làm nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn.

Ngày 15/10/2018, UBND tỉnh đã có Quyết định về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Phú Sơn. Theo đó, Nhà đầu tư trúng thầu là Công ty CEIL.

Cần Thơ đã thành công với mô hình này

Liên quan đến công nghệ Đốt rác – Phát điện bằng lò ghi đa cấp, theo đánh giá của Tổ kỹ thuật và ý kiến tham vấn của Chuyên gia Jica - Nhật Bản, công nghệ này có một số ưu điểm thể hiện qua dây chuyền công nghệ như sau: Rác thải sinh hoạt được đưa vào bể chứa rác, ủ từ 5-7 ngày trong điều kiện áp xuất âm, từ bể chứa rác tách nước rỉ từ rác thu gom đưa về trạm xử lý nước thải, khí và mùi hôi được hút đưa vào lò đốt; rác đưa đưa đến lò đốt bằng băng tải, lò đốt dạng ghi đa cấp; nhiệt từ quá trình đốt rác chuyển qua nồi hơi quay turbin điện phát điện; khí thải từ lò đốt rác qua tháp phản ứng để xử lý (phương pháp phun vôi, than hoạt tính), qua túi vải xử lý tro bay, sử dụng máy hút khói thải ra ngoài bằng ống khói; tro xỉ từ lò đốt được băng tải chuyển đến nơi xử lý, chế tạo gạch.

Tất cả hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ từ khâu nhận rác đến kết thúc sau quá trình xử lý được đặt trong nhà bao che kiên cố; hệ thống dây chuyền công nghệ được tự động hóa. Công nghệ này đã được Nhà đầu tư áp dụng tương tự với dự án trước đó đã đầu tư (7 dự án có đủ thông tin chứng minh đáp ứng tiêu chí của Dự án theo hồ sơ mời thầu), trong đó có dự án đã đầu tư thành công ở thành phố Cần Thơ.

Bài, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Khánh thành Nhà máy Điện rác Phú Sơn

Chiều 6/4, Nhà máy Điện rác Phú Sơn tổ chức lễ khánh thành đi vào hoạt động. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; cùng đại diện các bộ, ban ngành Trung ương. Về phía tỉnh có ông Lê Trường Lưu, UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trường đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thị xã..

Khánh thành Nhà máy Điện rác Phú Sơn
Hoạt động nhà máy tháng 3 của Trung Quốc mở rộng lần đầu tiên sau 6 tháng

Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động sản xuất của các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 3 đã mở rộng lần đầu tiên sau 6 tháng, mang lại sự lạc quan cho các nhà hoạch định chính sách ngay cả khi cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản vẫn là lực cản đối với nền kinh tế nước này.

Hoạt động nhà máy tháng 3 của Trung Quốc mở rộng lần đầu tiên sau 6 tháng

TIN MỚI

Return to top