ClockThứ Bảy, 19/08/2023 13:21

Khai quật, xử lý, chế tác 2 bộ mẫu xương bò tót và voi phục vụ trưng bày tại bảo tàng

TTH.VN - Sáng 19/8, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KH&CN cấp tỉnh "Khai quật, xử lý và chế tác 2 bộ mẫu xương động vật (bò tót và voi) phục vụ trưng bày tại Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung" do Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung chủ trì thực hiện.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung bàn giao 138 mẫu động, thực vật rừngXây dựng Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung xứng tầm là bảo tàng thiên nhiên cấp khu vựcChỉ dấu tốt trong ý thức bảo vệ động vật rừng

leftcenterrightdel
 Bà Lê Thị Tố Nga, chủ nhiệm dự án trình bày kết quả thực hiện tại hội nghị nghiệm thu dự án

Năm 2020, UBND tỉnh cho chủ trương để Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung khai quật 2 bộ xương voi và bò tót được chôn tại khu vực lăng Cơ Thánh (Thủy Bằng, TP. Huế) làm tiêu bản trưng bày. Bộ xương voi của cá thể voi từng phục vụ lễ hội Festival Huế, chết vì bệnh vào năm 2007 và bộ xương bò tót thuộc cá thể bò tót đi lạc vào địa phận quản lý của Sân bay quốc tế Phú Bài bị chết do kiệt sức vào năm 2012.

Sau 24 tháng triển khai thực hiện dự án, đơn vị chủ trì thực hiện đã hoàn thành tất cả các nội dung theo yêu cầu của dự án như: Báo cáo thăm dò, khai quật, xử lý, chế tác, xây dựng bộ hồ sơ khoa học mẫu vật... và có sản phẩm cụ thể là 2 bộ xương voi và bò tót được lắp ráp hoàn thiện và đang trưng bày tại Bảo tàng.

Hoạt động khai quật, xử lý và chế tác 2 bộ xương voi và bò tót giúp bổ sung vào bộ mẫu vật của Bảo tàng 2 tiêu bản có giá trị khoa học. Kết quả dự án góp phần tăng số lượng và tính đa dạng thành phần loài cho các bộ mẫu vật tại Bảo tàng, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của Bảo tàng và góp phần thúc đẩy hoạt động trưng bày, triển lãm, phục vụ nghiên cứu khoa học và trở thành điểm đến tham quan du lịch.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tái thiết bảo tàng trong lòng di sản

Bảo tàng Cổ vật Cung đình (CVCĐ) Huế đang được lên kế hoạch tái thiết, xây dựng để phù hợp với không gian di sản theo định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tái thiết bảo tàng trong lòng di sản
Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế: Kinh phí cho di chuyển vẫn gặp khó

Phương án di dời Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế từ di tích Quốc Tử Giám (số 1 đường 23/8, trong Kinh thành Huế) về địa chỉ mới 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế theo kế hoạch được tiến hành sau tết Giáp Thìn 2024. Thế nhưng do gặp trở ngại về kinh phí nên công tác này vẫn chưa thể hoàn thành theo tiến độ đề ra.

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế Kinh phí cho di chuyển vẫn gặp khó
“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

Hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024 và nhân Lễ Vu lan năm Giáp Thìn, Bảo tàng Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tại số 114 đường Mai Thúc Loan, TP. Huế tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” vào sáng 15/8.

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”
“Vua nhạc cụ” Pi Ke Dơ

Với khả năng ca hát và sử dụng thuần thục các loại nhạc cụ dân tộc, nghệ nhân Pi Ke Dơ, 50 tuổi, xã Hồng Bắc còn được đồng bào Pa Cô gọi vui là “vua nhạc cụ”. Ông đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu, chế tạo các nhạc cụ truyền thống và trở thành một nghệ nhân sáng tác nhạc cụ tinh xảo bậc nhất của huyện A Lưới.

“Vua nhạc cụ” Pi Ke Dơ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top