ClockThứ Sáu, 15/07/2022 14:00

Không phân loại rác tại nguồn sẽ bị phạt

TTH - Nhằm khắc phục tình trạng rác thải chưa được phân loại dẫn đến khó khăn trong xử lý, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định, từ đầu năm 2022, phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình.

Ngày hội đổi rác lấy quàGiúp người dân phân loại rác đúng cách và giảm rác nhựaNỗ lực giảm rác thải nhựaĐẩy mạnh chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồnKhởi động phân loại rác tại nguồn

Truyền thông phân loại rác thải tại nguồn ở HEPCO

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị CTRSH sau khi phân loại phải chứa, đựng vào các bao bì để chuyển giao, như chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển; chất thải thực phẩm và CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

Với các gia đình, cá nhân ở nông thôn, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH. Chất thải thực phẩm không dùng làm phân bón phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH. Bên cạnh đó, CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH…

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định, các cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có quyền từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH. Đồng thời, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Việc không thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, sẽ phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ CTRSH theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao CTRSH cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.   

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường. Để thực hiện thành công, hiệu quả những điều khoản đột phá về phân loại rác tại nguồn của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các cấp, các ngành cần có những biện pháp quyết liệt để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội; đảm bảo các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH đồng bộ và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Theo đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phân loại rác không khó, không tốn kém về tiền bạc, không mất nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình, cá nhân chưa có thói quen phân loại rác, thường để rác chung một thùng gây khó khăn trong việc thu gom, xử lý.

Với những khó khăn trên nên rất cần các ban, ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và phải thực hiện thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong cộng đồng dân cư. Bộ TN&MT đặt lộ trình từ nay đến 2025 là giai đoạn tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hành động của người dân để theo thời gian, Luật sẽ phát huy được tối đa những tác động tích cực đến môi trường, đời sống của người dân.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Giữ cho những dòng sông luôn sạch

Dòng sông Hương trong xanh, êm đềm trôi qua lòng TP. Huế đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của vùng đất Cố đô. Đằng sau hình ảnh nên thơ ấy là sự cống hiến âm thầm của những người công nhân môi trường ngày ngày vớt rác, để giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và sự trong lành cho sông Hương cũng như các dòng sông khác tại Huế.

Giữ cho những dòng sông luôn sạch
HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu

Các đại dương trên thế giới, vốn được tôn sùng trong suốt chiều dài lịch sử vì sự rộng lớn và vẻ đẹp của chúng, hiện đang chịu sự tàn phá bởi rác thải tràn lan. Cuộc khủng hoảng này đặc biệt nghiêm trọng ở Nam bán cầu, nơi công tác quản lý vẫn chưa đầy đủ và các quy định lỏng lẻo làm trầm trọng thêm thiệt hại.

Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu

TIN MỚI

Return to top