ClockThứ Hai, 23/07/2018 05:30

Rác thải xây dựng: Chưa được xử lý hiệu quả

TTH - Trong khi các địa phương đang loay hoay với bài toán tìm điểm tập kết chất thải rắn xây dựng (CTRXD) thì tình trạng đổ trộm CTRXD vẫn diễn ra hàng ngày từ thành thị đến nông thôn.

Rác "nhảy" khắp các đường vắngPhân loại tại nguồn

Các tuyến đường vắng người qua lại trong khu vực An Vân Dương trở thành điểm tập kết chất thải rắn xây dựng

Nỗi lo tại các khu quy hoạch

Tại khu quy hoạch Bàu Vá (phường Thủy Xuân, TP.Huế), ngay trên tuyến đường chính vào khu quy hoạch (đường Nguyễn Văn Đào) có những ụ đất, đá cao đổ bên lề đường và một số khu đất chưa được đầu tư xây dựng. Theo một số cư dân quanh khu vực, những đống đất đá này được đổ vào đêm khuya nên không ai biết để ngăn chặn. Sáng sớm, mọi người phát hiện thì việc đã rồi. 

Chuyện các bãi tập kết CTRXD cũng là mối lo của đơn vị quản lý Khu đô thị mới An Vân Dương. Được quy hoạch điểm về phát triển đô thị nhưng gần đây, tình trạng đổ trộm CTRXD trên các tuyến đường, khu vực chưa đầu tư xây dựng diễn ra thường xuyên. Điểm nóng là dọc các tuyến đường Thủy Dương - Thuận An, đường 100m khu A, đường nối từ đường Phạm Văn Đồng - Thủy Dương, đường Trường Chinh nối dài và các tuyến đường mới mở ít người qua lại. Không chỉ diễn ra đêm tối, rác còn được ngang nhiên đổ trộm vào ban ngày.

Ông Hoàng Tiến Minh, Giám đốc Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị (BQL KVPTĐT) chia sẻ, tình trạng tập kết CTRXD trong khu vực An Vân Dương ngày càng phức tạp, dù được thường xuyên kiểm tra nhưng rất khó kiểm soát, thậm chí, các lái xe còn có hành động chống trả khi được yêu cầu không được đổ CTRXD trong khu vực.

Thời gian qua, BQL KVPTĐT thường xuyên kiểm tra hiện trường, có văn bản nhắc nhở các chủ đầu tư, nhà đầu tư đang triển khai thực hiện dự án trên địa bàn khu đô thị về tình trạng tập kết CTRXD không đúng nơi quy định, vận chuyển vật liệu thi công ảnh hưởng đến môi trường; tiến hành cắm biển báo cấm đổ trộm rác thải tại một số vị trí xung yếu, tăng cường cán bộ trực đêm từ 18-22h...

Năm 2017, BQL KVPTĐT đã phát hiện nhiều vi phạm của các xe tải đổ đất và thông tin đến Phòng Cảnh sát Môi trường tỉnh, trong đó có 4 trường hợp bị lập 4 biên bản xử phạt. BQL KVPTĐT đồng thời tiến hành san ủi trả lại mặt bằng bị lấn chiếm để tập kết CTRXD tại một số vị trí  như: khu tái định cư Thủy Thanh, đường 100m khu A, đường nối Phạm Văn Đồng - Thủy Dương.

Giải bài toán tái chế

Quy định của Thông tư Quản lý CTRXD nêu rõ, các dự án, công trình khi xin giấy phép xây dựng phải có thông báo kế hoạch quản lý CTRXD; đồng thời, CTRXD phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; khuyến khích các giải pháp công nghệ, lựa chọn sử dụng vật liệu phù hợp nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải phát sinh, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng. Tuy nhiên, trên địa bàn chưa có đơn vị nào đứng ra tiến hành thu gom hay xây dựng phương án tái chế CTRXD. Các kế hoạch quản lý CTRXD của các dự án đang triển khai đa phần vẫn đang nằm trên giấy.

Năm 2017, UBND tỉnh có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng tham mưu ban hành các văn bản liên quan đến địa điểm và việc quản lý các bãi thải vật liệu xây dựng, bãi phế liệu trên địa bàn. Sở Xây dựng đã đề nghị các huyện, thị xã, thành phố đề xuất chọn 1 hoặc 2 bãi xử lý CTRXD tập trung với diện tích 1ha.

Trên cơ sở vị trí đã lựa chọn, UBND cấp huyện thực hiện đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư, lựa chọn công nghệ xử lý, phần chất thải không tái chế sẽ được chôn lấp tại bãi xử lý này. Nếu chỉ xử lý bằng cách chôn lấp thì khuyến khích việc xử lý CTRXD tại nơi phát sinh với quy trình công nghệ phù hợp đảm bảo các yêu cầu về an toàn, môi trường. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một vài đơn vị đề xuất vị trí xây dựng và triển khai xây dựng điểm tập kết CTRXD.

Riêng khu vực TP.Huế đã xây dựng bãi tập kết CTRXD tại góc giao nhau giữa đường Võ Văn Kiệt-Thiên Thai, thuộc phường An Tây và giao Công ty Môi trường và Công trình đô thị Huế quản lý, vận hành. Tuy nhiên, các bãi tập kết này mới chỉ dừng lại ở phương án chôn lấp. Nếu không có phương án xử lý hay tái chế, tình trạng quá tải tại các bãi tập kết này sẽ không quá xa.

Theo ông Nguyễn Đại Viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, CTRXD chiếm tới khoảng 25% lượng chất thải sinh hoạt, tuy nhiên hiện nay việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD chưa thực sự hiệu quả.

Cũng theo ông Viên, ở Nhật, đơn vị phát thải phải trả kinh phí cho đơn vị tái chế. Tuy nhiên, ở nước ta để làm được điều này không dễ. Trên quan điểm ưu tiên phân loại từ đầu nguồn và tái chế, trước mắt, đang siết lại công tác quản lý cấp phép xây dựng, trong đó chú ý đến kế hoạch thu gom, xử lý CTRXD trong quá trình thi công.

Các địa phương cần sớm xây dựng các bãi tập kết CTRXD tập trung, giảm trường hợp đổ trộm làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, mỹ quan. Về lâu dài, tỉnh phải kêu gọi nhà đầu tư tham gia tái chế CTRXD.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng kết dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn tại TP.Huế

Chiều 16/5, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ công tác xã hội Hàm Long (Trung tâm HLC) - Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tỉnh tổ chức tổng kết dự án (DA) xây dựng thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn (PLRTN) tại ba phường Hương Long, Thuỷ Biều, Phường Đúc (TP. Huế).

Tổng kết dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn tại TP Huế
“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng
Giám sát, xử lý triệt để ca bệnh sốt xuất huyết

Tình hình sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp khiến ngành y tế khá vất vả trong việc điều trị cũng như ngăn dịch, dập dịch. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân có biểu hiện sốt, đau đầu, nhức mỏi cơ… nên đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời.

Giám sát, xử lý triệt để ca bệnh sốt xuất huyết
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top