ClockChủ Nhật, 24/04/2022 06:37

Vấn nạn bèo trên sông Như Ý: Vẫn chưa có giải pháp dứt điểm

Sông Như Ý mà chưa như ý

Công nhân HEPCO trục vớt, xử lý bèo lục bình tại các con sông thuộc địa bàn TP. Huế mở rộng

Hễ bắt đầu vào dịp hè, nhiều con sông, hồ ở nội, ngoại thành lại bị phủ kín bèo lục bình cùng với  rác thải, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

Chị Trần Thị Nguyên Tùng, ở xã Phú Dương, TP. Huế - nơi có nhánh sông Như Ý ngang qua trước khu vực nhà, than vãn, tình trạng ô nhiễm môi trường từ bèo, rác ùn ứ lâu ngày hôi thối ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của gia đình chị và nhiều hộ xung quanh khu vực.

Tình trạng như chị Tùng chia sẻ, chúng tôi dễ bắt gặp nhiều nơi, nhất là địa bàn của TP. Huế mới mở rộng, như Phú Dương, Phú Thanh, Thủy Vân... nằm cạnh hạ lưu sông Hương, hay sông Như Ý và Đại Giang. Sở dĩ bèo, rác vẫn tồn tại và không thể xử lý triệt để là do suốt thời gian dài, nguồn nước thải sinh hoạt của người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa qua xử lý được xả thẳng xuống sông, tạo môi trường thuận lợi cho một số loại bèo, đặc biệt bèo lục bình phát triển nhanh. Nhiều đoạn sông còn bị bồi lấp bởi việc xây dựng nhà cửa, xả thải vô ý thức... khiến dòng chảy không được khơi thông, nước nhiễm bẩn, ứ đọng cũng là nguyên nhân làm cho bèo sinh sôi ngày càng nhiều.

Không chỉ ở địa bàn TP. Huế mà các xã, phường ở huyện Phú Vang, thị xã Hương Thủy, Hương Trà... lâu nay vẫn tồn tại nhiều đoạn sông không chảy do bèo, rác dày đặc bốc lên tanh tưởi. Đơn cử như thị trấn Phú Đa (Phú Vang) một nhánh sông bắt từ con sông lớn Đại Giang ngang qua tổ dân phố Đức Lam Trung, dài hơn 1km chứa đầy bèo lục bình và rác không chỉ làm ảnh hưởng môi trường sinh thái, cảnh quan mà còn gây khó khăn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Anh Trương Minh Thanh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phú Đa chia sẻ, bèo lục bình đang là vấn nạn ở địa phương này. Theo anh Thanh, năm nào Phú Đa đều trích ngân sách 30-40 triệu đồng để tổ chức ra quân 2-3 lần trục vớt, xử lý, nhưng 1-2 tháng sau bèo vẫn như ban đầu. Biết là chiến dịch này "như đá ném ao bèo", nhưng không còn cách nào tối ưu hơn.

Thời gian trước ở địa bàn TP. Huế để trục vớt bèo, làm sạch, thông thoáng các đoạn sông, hồ, hằng năm đã trích ngân sách hàng trăm triệu đồng phân bổ về các xã, phường xử lý. Đồng hành với các địa phương còn có chiến dịch "Ngày Chủ nhật xanh" do lãnh đạo tỉnh khởi xướng huy động tinh thần xung kích cán bộ, lực lượng thanh niên làm sạch các mặt hồ, dòng sông vơi đi bèo, rác. Tuy nhiên, do các địa phương nơi đây không có phương tiện cũng như nguồn nhân lực để thực hiện bài bản và chiến dịch "Ngày Chủ nhật xanh" không còn duy trì thường xuyên nên nhiệm vụ này được giao cho Công ty cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) chủ lực trục vớt, thu gom, xử lý.

Những ngày đầu tháng 4 đến nay, HEPCO huy động nhân lực, phương tiện ra quân trục vớt bèo, rác trên các sông, mặt hồ. Hình ảnh áo xanh của HEPCO lội sông để vây, kéo, trục vớt, đưa xe vận chuyển đi xử lý... khá chuyên nghiệp nhưng xem ra khó dứt điểm, bởi do tác động môi trường, ý thức của người dân còn hạn chế.

Lãnh đạo HEPCO chia sẻ, với thực trạng bèo rác tấn công các dòng sông, lòng hồ trong khu vực dân cư hiện nay không thể mãi là điệp khúc - trục vớt - xử lý và dọn mà cần sự chung tay nhiều phía chứ riêng HEPCO không thể đảm đương nổi. Việc chung tay này cần đồng bộ; trong đó ngoài chiến dịch vệ sinh, trục vớt bèo thường xuyên từ các tổ chức, ban ngành, đoàn thể thì ý thức người dân rất quan trọng - phải biết tự hào, bảo vệ giữ gìn dòng sông quê mình trong xanh, đẹp hơn.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KHÓA HỌP 79 ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC:
WHO kêu gọi hành động để giải quyết vấn nạn kháng thuốc kháng sinh toàn cầu

Tại các cuộc họp trong khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA79), sự kiện đang được tổ chức tại New York (Mỹ) từ ngày 20 - 30/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các đối tác sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới giải quyết những thách thức quan trọng về sức khỏe toàn cầu, đồng thời đầu tư vào sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

WHO kêu gọi hành động để giải quyết vấn nạn kháng thuốc kháng sinh toàn cầu
“Cứ liệu” vững chắc

Ghé Morin đón người đồng nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh đang ra Huế công tác. Đang phụ trách một tờ báo ở thành phố phương Nam, công việc khiến anh mỗi năm phải ra Huế khá nhiều lần. Lần này anh chọn khách sạn Morin ngay đầu cầu Trường Tiền để ở. Giá thuê phòng có thể hơi cao tí, nhưng anh nói, bù lại ở gần sông Hương để được ngắm mọi cung bậc của dòng sông huyền thoại qua từng khung thời gian trong ngày mà anh vẫn hằng nghe truyền tụng. Nhất là buổi sáng dậy sớm, được thỏa thuê thả bước theo các con đường đi bộ rợp bóng cây xanh dọc 2 bờ sông, hít thở bầu không khí trong lành, mát rượi mà không dễ đô thị nào cũng có…

“Cứ liệu” vững chắc
COVID-19 làm chậm tiến độ kiểm soát tỷ lệ hút thuốc lá toàn cầu

Theo phân tích mới được công bố bởi Trung tâm Tiến bộ Kiểm soát Thuốc lá Toàn cầu, tiến bộ ghi nhận trên toàn thế giới về các chính sách nhằm giảm hút thuốc lá lần đầu tiên sau 12 năm đã chậm lại, sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Kết quả là mọi người trên toàn thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến nạn hút thuốc lá tiếp dục diễn ra mà không hề suy giảm.

COVID-19 làm chậm tiến độ kiểm soát tỷ lệ hút thuốc lá toàn cầu
Vệ sinh rác, bèo để ổn định sau lũ

Sau các đợt lũ liên tiếp, bèo, rác ứ đọng trên các sông, hồ, cầu, cống… rất nhiều, làm dòng chảy khó lưu thông, nhất là khi nước rút, ảnh hưởng đến tốc độ rút lũ của công trình. Vì thế, ngoài tập trung vệ sinh trên bộ, trên cạn, một số nơi, người dân chủ động ra quân khơi thông cầu, cống, vệ sinh ao, hồ.

Vệ sinh rác, bèo để ổn định sau lũ
Pháp tổ chức họp khẩn về vấn nạn rệp hoành hành

Chính phủ Pháp cho biết sẽ tổ chức các cuộc họp khẩn cấp trong tuần này để “định lượng tình hình và tăng cường các biện pháp ứng phó” khi tình trạng rệp hoành hành ngày càng gia tăng. Đây hiện được xem là một vấn đề tiềm ẩn lớn về sức khỏe cộng đồng.

Pháp tổ chức họp khẩn về vấn nạn rệp hoành hành

TIN MỚI

Return to top