ClockThứ Năm, 03/12/2020 14:13

Xiaomi tham vọng vượt Apple và Huawei

Xiaomi đã ồ ạt tăng đơn hàng sản xuất smartphone nhằm soán ngôi Apple và Huawei năm tới.

Xiaomi phát triển công nghệ sạc siêu nhanh 200W+

Theo nguồn tin từ chuỗi cung ứng, Xiaomi đã đặt trước linh kiện và các bộ phận liên quan cho 240 triệu smartphone mới trong năm 2021, vượt xa sản lượng hiện tại của hãng. Mới đây, Xiaomi cũng huy động được 3,06 tỷ USD tại Hong Kong. Giới chuyên gia cho rằng những dấu hiệu này cho thấy Xiaomi đang muốn hiện thực hóa tham vọng dẫn đầu thị trường di động của mình.

Xiaomi đang đặt mục tiêu lớn trên thị trường smartphone

Một nguồn tin tiết lộ mục tiêu của Xiaomi trong năm tới là xuất xưởng được 300 triệu smartphone. Tuy vậy, mục tiêu này bị đánh giá là "không tưởng" do các đối tác sản xuất linh kiện không thể đáp ứng yêu cầu của hãng. Theo Nikkei, Qualcomm và MediaTek - hai nhà cung cấp chip xử lý di động chủ chốt cho Xiaomi, Oppo, Vivo và Samsung - đã từ chối cam kết sản lượng linh kiện lớn như vậy cho Xiaomi khi toàn bộ chuỗi cung ứng công nghệ phải đối mặt với tình trạng thiếu linh kiện do đại dịch.

"Xiaomi đang đặt ra mục tiêu rất lớn. Họ đang kỳ vọng sẽ nhanh mở rộng thị trường trước khi các đối thủ khác bắt kịp", nguồn tin cho biết. "Họ cũng hy vọng sẽ đi trước trong việc đặt hàng linh kiện và đảm bảo sẽ có nhiều thành phần để sản xuất smartphone trong tương lai đề phòng trường hợp các chuỗi cung ứng tắc nghẽn".

Theo IDC, nếu Xiaomi sản xuất được 240 triệu smartphone trong năm tới, hãng sẽ tiệm cận 240,6 triệu máy trong năm 2019 của Huawei - mức kỷ lục đối với một hãng điện thoại Trung Quốc. Trong khi đó, Apple mới chỉ xuất xưởng trung bình khoảng 200 triệu iPhone mỗi năm.

Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ tư thế giới từ cuối năm 2018. Theo số liệu của IDC trong quý III vừa rồi, hãng đã vươn lên thứ ba với 46,5 triệu máy, chiếm 13,1% thị phần toàn cầu. Trong 2019, hãng xuất xưởng 125,6 triệu smartphone. Còn trong 9 tháng đầu 2020, sản lượng là 104,5 triệu chiếc, tăng 16% so với cùng kỳ 2019.

IDC cho biết thị trường smartphone toàn cầu dự kiến giảm 9,5% trong năm nay, nhưng sẽ tăng trưởng mạnh trong năm tới nên sẽ thúc đẩy các hãng điện thoại cung ứng sản phẩm ra thị trường nhiều hơn.

Xiaomi không phải là nhà sản xuất smartphone Trung Quốc duy nhất cố gắng tận dụng cú "sẩy chân" của Huawei, đặc biệt là ở các thị trường ngoài Trung Quốc. Oppo cũng đang có tham vọng lớn. Hãng này muốn sản xuất khoảng 170 triệu điện thoại mới năm tới, tăng gần 50% so với 114,3 triệu chiếc năm 2019.

Trước hàng loạt lệnh cấm của Washington, Huawei đã không thể tiếp cận bất kỳ chất bán dẫn, linh kiện hoặc bộ phận nào được sản xuất bằng công nghệ của Mỹ. Theo IDC, lượng smartphone xuất xưởng trong quý III của Huawei đã giảm 22%, thị phần smartphone toàn cầu của hãng cũng giảm từ 18,6% xuống 14,7%.

Trong khi đó, Xiaomi đạt doanh thu kỷ lục 72,2 tỷ nhân dân tệ (gần 11 tỷ USD) trong quý III. Theo đại diện công ty, kết quả này có được là nhờ vào doanh số bán hàng ở nước ngoài tăng trưởng mạnh mẽ, hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng cũng đạt lợi nhuận ròng 4,1 tỷ nhân dân tệ (624 triệu USD), tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành công nghiệp di động đang đứng trước khó khăn về tình trạng thiếu hụt linh kiện. Ngoài smartphone, các nhà cung cấp đang phải tăng cường cung cấp các bộ phận cho máy tính xách tay, TV, máy chơi game và trung tâm dữ liệu. Chủ tịch Xiaomi, Wang Xiang, vào cuối tháng 11 thừa nhận rằng sự thiếu hụt linh kiện có thể sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch của công ty.

Theo vnexpress.net

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỲ HỌP THỨ 6 ĐẠI HỘI ĐỒNG MÔI TRƯỜNG LIÊN HIỆP QUỐC:
Thế giới đoàn kết tìm giải pháp cho “3 cuộc khủng hoảng hành tinh”

Từ ngày 26/2 - 1/3, kỳ họp thứ 6 của Đại hội đồng Môi trường Liên hiệp quốc (UNEA-6) đang chính thức được tổ chức tại thủ đô Nairobi của Kenya, với lời kêu gọi rõ ràng về hành động toàn cầu mạnh mẽ hơn, để giải quyết “3 cuộc khủng hoảng hành tinh” là biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm.

Thế giới đoàn kết tìm giải pháp cho “3 cuộc khủng hoảng hành tinh”
Mua sắm & tham vọng

Cả V. League và hạng Nhất Việt Nam đều khai mạc mùa giải 2023 - 2024 vào cuối tháng 10 này, khi miền Trung và cả nước bước vào mùa mưa bão. Và cũng như lệ thường, là chuyện ủ mưu, mua sắm và cả chuyện bỏ giải nữa.

Mua sắm  tham vọng
Tham vọng chức quyền - con đường dẫn đến suy thoái

Tham vọng quyền lực của cán bộ có những biểu hiện hết sức đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ rõ những biểu hiện: “Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn”. Nhận diện những biểu hiện và nguy hại của tham vọng quyền lực góp phần trong xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Tham vọng chức quyền - con đường dẫn đến suy thoái
Thông tin doanh nghiệp
Tham vọng thống lĩnh thời trang Việt của ông lớn FM Style

Được thành lập năm 2012 với trụ sở tại Đà Nẵng, đến nay, FM Style đã có hơn 74 chi nhánh trên khắp 23 tỉnh thành. Trong đó, các cửa hàng của doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung - Nam Bộ. Cho đến nay, FM Style đã nhận được sự tin yêu của khách hàng trong nước và hướng đến mục đích thống lĩnh ngành thời trang Việt và vươn tầm quốc tế trong tương lai.

Tham vọng thống lĩnh thời trang Việt của ông lớn FM Style

TIN MỚI

Return to top