ClockThứ Hai, 18/02/2019 12:30

“Học tại Huế, khởi nghiệp tại Nhật Bản”

TTH - Đó là chương trình đào tạo lần đầu tiên được Đại học Huế (ĐH Huế) khởi động nhằm tạo ra nhiều cơ hội khởi nghiệp cho người học. Chương trình còn mở rộng cho cả sinh viên khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệpKhởi nghiệp từ những “đại sứ”… sinh viênTạo cơ hội cho các ý tưởng khởi nghiệp tiềm năngKhởi nghiệp với “Nghệ thuật từ đôi tay”Đào tạo doanh nhân cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Học viên được học trực tuyến, cơ sở vật chất hiện đại

Chương trình mới

TS. Hoàng Kim Toản, Trưởng ban công tác học sinh – sinh viên, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp & Đổi mới sáng tạo ĐH Huế cho biết, đây là chương trình được quản lý trực tiếp bởi ĐH Huế, học tại Việt Nam bằng giáo trình Mỹ. Triển khai trong năm 2019 với cơ sở vật chất, phòng học trực tuyến hiện đại, giảng viên là các giáo sư, chuyên gia người Nhật Bản. “Để triển khai chương trình này, ĐH Huế có sự hỗ trợ của Canvas Gate - công ty tư vấn nhân sự và giáo dục quốc tế từ San Jose, California, Hoa Kỳ chuyên tổ chức các hoạt động trao đổi giáo dục quốc tế, đồng thời tư vấn việc làm quốc tế cho sinh viên Hoa Kỳ và Nhật Bản”, ông Toản chia sẻ.

Chương trình đào tạo kỹ năng làm việc trong môi trường Nhật Bản với thời gian tối thiểu khoảng 4 - 6 tháng, dành cho sinh viên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp tại các trường ĐH và cao đẳng (ưu tiên các ngành nghề kỹ sư) thuộc các cơ sở đào tạo chủ yếu tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đối với học viên chưa đạt năng lực Nhật ngữ N3, đơn vị đào tạo sẽ tổ chức đào tạo thêm trong thời gian 12 - 18 tháng về cả tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản. Học viên phải tham dự kỳ thi năng lực Nhật ngữ quốc tế tại Trường ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Huế lấy chứng chỉ và phải trải qua vòng phỏng vấn của các chuyên gia trước khi được đào tạo. Điều này đảm bảo cho người học sau khi xuất cảnh có thể giao tiếp tiếng Nhật, thuận lợi để làm việc tại các doanh nghiệp.

“Đối với các ứng viên đã có năng lực Nhật ngữ N4, N3 khi đăng ký tham gia chương trình thì Canvas Gate sẽ kiểm tra năng lực Nhật ngữ thông qua bài thi viết và phỏng vấn trực tiếp. Nếu vượt qua, sẽ được tham dự lớp học chuyên môn và tác phong chuyên nghiệp trong 6 tháng trước khi được hỗ trợ tìm kiếm việc làm tại Nhật”, đại diện Trung tâm Khởi nghiệp & Đổi mới sáng tạo ĐH Huế thông tin.

Khóa đào tạo chuyên môn chủ yếu theo hình thức trực tuyến. Theo TS. Hoàng Kim Toản, hiện nay ĐH Huế và Canvas Gate đã và đang liên kết với rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp tại Nhật Bản. Học viên sẽ được trao đổi, trải nghiệm hầu hết công việc qua online (phương thức làm việc hiện đại hiện nay) dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Canvas Gate hỗ trợ những giáo trình mới nhất, các tài liệu có liên quan và ưu tiên các kỹ năng giao tiếp. Mục tiêu là hỗ trợ cho ứng viên đủ tự tin để giao tiếp cơ bản sau khi đạt được năng lực Nhật ngữ N4.

Nhiều lợi ích

Theo đại diện ĐH Huế, chi phí bao gồm học phí và phí phát triển chương trình, phù hợp với tất cả sinh viên. Nếu so sánh, học phí đào tạo (học phí khoảng 300.000 – 500.000 đồng/tháng) và chi phí hồ sơ đều chỉ bằng 25 – 50% so với các chương trình xuất khẩu lao động bình thường, trong khi đó thu nhập lại dao động từ 35 – 50 triệu đồng/tháng và có khả năng thăng tiến. “Sau khi học, Canvas Gate cũng hỗ trợ học viên sau khi đến Nhật. Nhờ quá trình kết nối tốt nên học viên sẽ được làm việc tại môi trường chuyên nghiệp, hưởng quyền lợi lao động như công dân Nhật Bản”, đại diện ĐH Huế nói.

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế chia sẻ, hướng đào tạo này mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên, nhất là các việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo tại ĐH Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Học viên khi tham gia sẽ được chọn nghề phù hợp với chuyên ngành học tại Việt Nam, sắp xếp bố trí công việc tại Nhật Bản dựa trên nguyện vọng và kỹ năng chuyên ngành của học viên.

Ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, Canvas Gate cũng sắp xếp để các học viên tham quan các danh lam thắng cảnh, tiếp xúc văn hóa Nhật Bản, khơi nguồn sáng tạo cho các ý tưởng khởi nghiệp. Đồng thời, mở rộng quan hệ quốc tế thông qua việc giao lưu với sinh viên và homestay từ Nhật Bản.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top