ClockThứ Năm, 24/09/2015 15:24

Không chủ quan

TTH - Ông Dương Văn Chính, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy khẳng định, năm qua, ở Hương Thủy ít chịu thiệt hại do lũ bão. Hậu quả của thiên tai chưa lớn nên người dân có tâm lý chủ quan. Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất trong công tác PCLB. Cùng với các phương án sẵn sàng, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở người dân nhận thức, hiểu về sự bất thường và nguy hiểm của thiên tai. Cũng theo ông Chính, đến nay, các địa phương đã cơ bản chuẩn bị tốt các phương án sẵn sàng ứng phó với lụt bão.
Các nhân viên hợp tác xã Thủy Thanh bốc lúa vào kho dự trữ bão lụt

Về xã Thủy Thanh, vùng trũng của thị xã Hương Thủy, công tác chuẩn bị sẵn sàng đón mùa mưa bão được chính quyền và người dân quan tâm. Ngay từ cuối mùa hè, UBND xã đã tiến hành tổng kết công tác PCLB và xây dựng phương án ứng phó với thiên tai năm 2015. Lãnh đạo chính quyền nơi đây xác định, mùa mưa bão năm ngoái, mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra không lớn dễ tạo ra tâm lý chủ quan cho người dân, do vậy, trước tiên cần tuyên truyền, nhắc nhở người dân về sự nguy hiểm khó lường của bão lũ. Ông Trần Duy Việt, Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh cho biết, ngoài việc đã thành lập ban chỉ đạo công tác PCLB, địa phương đã triển khai công tác rà soát các hộ dân sống dọc bờ sông, khu vực thấp lụt, gia đình neo đơn và chuẩn bị những nơi ở an toàn để kịp thời di dời, sơ tán dân khi cần thiết. Ban chỉ đạo PCLB xã cũng tiến hành hợp đồng với hai hợp tác xã dự trữ lúa gạo. “Hai hợp tác xã là nơi thu mua và cung ứng lúa gạo. Hằng năm, chúng tôi hợp đồng với họ trữ khoảng 10-15 tấn gạo để đảm bảo lương thực người dân khi mưa bão kéo dài”, ông Việt thông tin.

Theo thống kê Phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy cung cấp, kế hoạch dự trữ hàng hóa phòng chống thiên tai năm 2015 của 12 xã phường là 45.500 kg gạo, 37.400 gói mì ăn liền, 1.935 kg muối, 3.430 lít xăng dầu, 14.700 lít nước uống.
Vấn đề lo ngại nữa ở địa phương là có nhiều con em làm công nhân ở các khu công nghiệp, không thể nghỉ lâu khi mưa lũ kéo dài nên thường chèo ghe đi làm và một bộ phận người dân đi vớt củi mùa lũ... Địa phương cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến đối tượng này. Tháng 8 vừa qua, tuyến đường nối từ Trường mầm non Thủy Thanh II đến Tỉnh lộ 1, dài gần 1.4 km đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng. Theo ông Việt, đây sẽ là con đường cao ráo giúp người dân đi lại khi cần thiết trong mùa bão lũ. “Ngoài ra, chúng tôi cũng đang đôn đúc các đơn vị thị công một số công trình trọng điểm ở trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành trước mùa mưa bão”, ông Việt nói.
Ở thị xã Hương Thủy, bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngành nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ chiếm 557 ha. Nhằm đảm bảo nguồn lợi kinh tế của người dân, sau khi thu hoạch lúa, các địa phương đã chủ động họp dân bàn phương án thu hoạch cá trước lũ. Ông Lê Hữu Trí, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Phù cho hay: “Ở Thủy Phù, một số hộ dân nuôi cá ở sông Đại Giang và hồ Khe Lời với số lượng lớn. Có những lồng lên đến 1,5 tấn cá. Chúng tôi đã nhắc nhở người dân thu hoạch nhanh trước khi mùa mưa bão đến để tránh thất thu”. Tại phường Thủy Châu, khoảng 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản với diện tích 34 ha trên sông Lợi Nông, vùng ven D27-7 và vùng Cồn Núc đã thu hoạch xong, riêng những hộ nuôi cá vượt lũ đã có phương án đưa lưới lên cao, đảm bảo nguồn lợi kinh tế gia đình. “Chúng tôi rà soát kỹ tình hình các hộ nguy cơ bị ngập, lũ quét và sạt lở; đồng thời kiểm tra, nhắc nhở những hộ nuôi trồng thủy sản thu hoạch sớm. Tinh thần đối với thiên tai thì quan trọng trước mắt là phòng”, ông Nguyễn Đình Thạnh, Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Châu bày tỏ.
Lê Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách

Cùng với nguồn vốn phân bổ từ Trung ương hay vốn ủy thác từ chính quyền các cấp sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, nguồn vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức cũng góp một phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách
Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

Tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN) chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hàng nghìn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội
Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số
Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”

Dự án thi công chậm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không đáp ứng được theo yêu cầu, nguyên nhân bắt nguồn từ những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Dù vậy, vẫn chưa có một kịch bản cụ thể nào cho công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án trọng điểm nhằm giải bài toán vướng mắc trong đầu tư

Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”
Return to top