ClockChủ Nhật, 03/07/2022 16:18

“Không thể “delay” với Huế!”

Duy trì cầu nối giao lưu văn hóa

Đến Tân Sơn Nhất vào lúc 19h, nhưng phải hơn 3h sáng ngày hôm sau, Yến và bạn cô mới đến được nơi lưu trú ở Huế. Họ dành cả buổi sáng để nghỉ lấy sức sau quãng thời gian mệt nhoài vì chờ đợi chuyến bay. Hơn 2 ngày sau đó, chúng tôi gần như chỉ có những cuộc gặp thoáng qua, với vài câu trao đổi cần thiết…

 “Tụi con đến Huế lần đầu tiên, lại đúng dịp festival luôn nên phải tính toán thật kỹ để có thể đến với nhiều sự kiện nhất, tranh thủ trải nghiệm những điểm đến cần thiết nhất. Chắc chắn là thời gian có là quá ít, nhưng tụi con thấy là mình không thể “delay” thêm với Huế…” - là Yến nói khi ngồi lại chuyện trò trong lúc chờ đến giờ ra sân bay. Trông cô rất hứng khởi, dù có đen hơn chút xíu so lần đầu tôi gặp. Có thể cảm nhận được rất nhiều sắc màu trong câu chuyện của hai người trẻ. Họ đi Tam Giang, thăm vài lăng vua, check-in làng hương Thủy Xuân, khu trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng và len vào dòng người tấp nập để có mặt trong các hoạt động Fesstival lúc về đêm.

“Huế thật khác với điều mà lâu nay con nghĩ!”, tôi nghe Yến nói câu này với đôi vai lắc lư như đang trong một vũ điệu, chợt nghĩ đến hình ảnh sôi động của những người trẻ trong đêm nhạc EDM “Night of Lights” vào tối 26/6 tại Cung An Định. Nhưng đó cũng mới chỉ là một trong rất nhiều sự kiện diễn ra những ngày Festival Huế bốn mùa đầu tiên. Đường phố Huế những ngày vừa qua đã rất đậm đà sắc màu của lễ hội, với rất nhiều các cuộc triển lãm mỹ thuật, triễn lãm ảnh, các chương trình âm nhạc tại quảng trường Ngọ Môn hay chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế vào buổi tối tại cồn Dã Viên, bia Quốc Học, sân Quốc Tử Giám hay đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, công viên 3/2…

Người Huế có lẽ cũng đã quen với không khí của những ngày festival, cho dù không phải festival nào cũng như festival nào. Năm nay, chắc chắn là một “không khí tuyệt vời” như cách nói của một diễn viên đến từ đoàn nghệ thuật nước Nga. Thành phố như được đánh thức bởi những dòng người, sự rộn rã của âm thanh và ánh sáng khi đêm về; của những sắc màu trên cao và dưới thấp. Thành phố đã tạo nên ấn tượng bởi sự náo nức ở các chủ đề mỗi sự kiện. Ngay cả người dân Huế nữa, chừng như ai cũng muốn tham gia và muốn mình là một thành tố của các hoạt động đang diễn ra. Nói một cách khác, người Huế có lẽ cũng không muốn mình bị “delay” trong những ngày này. Tôi nghĩ đến những chuỗi ánh sáng được tạo nên từ điện thoại trên sân khấu đêm nhạc Trịnh Công Sơn; đến tiếng cười thoải mái, vô ưu trong các trò chơi dân gian mạn Cầu ngói Thanh Toàn…

Những ngày festival này đã mang đến những cảm xúc đặc biệt, khi chúng ta đã vượt qua những tháng ngày chông chênh lo âu vì dịch bệnh; mang đến một cảm quan về một sức sống mới và mùa bình thường an vui nữa.

“Tụi con đến Huế khi đã gần 30 tuổi nhưng tụi con đã có kế hoạch trở lại rồi. Huế đâu chỉ làm tụi con không muốn bị “delay” thêm lần nào nữa vì lễ hội mà còn vì một phong cách sống hiền hòa, dễ chịu từ mọi người mà con đã gặp. Có lẽ đó mới là điều làm tụi con thích nhất. Nên tụi con biết là sẽ còn nhiều điều dễ thương nữa khi mình quay lại!” – Yến nói và bịn rịn chia tay tôi trước khi rời đi. Có một chuyến bay đang đợi cô và bạn. Nhưng Huế, theo cách mà Yến chia sẻ, đã thành một nơi để trở lại rồi…

NGUYỄN AN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Return to top