Buổi làm việc giữa Ban chỉ đạo CVĐ tỉnh với đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo CVĐ Trung ương
Thực hiện CVĐ, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng, các điểm bán hàng Việt. Vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người tiêu dùng ưu tiên mua sắm hàng hoá thương hiệu Việt, tạo động lực, điều kiện phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đảm bảo an sinh xã hội.
Mục tiêu thực hiện CVĐ của tỉnh phấn đấu đến năm 2020, tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh chiếm trên 80% tại các kênh phân phối; 100% các huyện, thị xã, thành phố có điểm bán hàng Việt Nam cố định, bền vững với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam".
Đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo CVĐ Trung ương kiểm tra tình hình phân phối, tiêu thụ hàng Việt và sản phẩm địa phương tại siêu thị Co.opMart Huế
Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Tuyết nêu ý kiến, mặc dù hàng Việt chiếm tỷ lệ tương đối lớn tại các kênh phân phối, nhưng vẫn chưa có nhiều sản phẩm của địa phương được đưa vào các kênh tiêu thụ lớn như siêu thị, trung tâm thương mại. Thời gian tới, Ban chỉ đạo cần thay đổi cách tiếp cận từ tuyên truyền, vận động người dân thay đổi từ "ưu tiên" sang "tự hào" dùng hàng Việt Nam, tự hào giá trị hàng Việt. Vận động người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với an toàn vệ sinh. Bà Nguyễn Thị Tuyết tán thành kế hoạch của tỉnh trong việc vận động, hỗ trợ các bên liên quan cùng tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
* Sáng cùng ngày, tại TP. Huế, đoàn kiểm tra Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ đã có buổi làm việc với UBND TP. Huế về việc thực hiện CVĐ năm 2018 tại TP. Huế.
Thông tin tại buổi làm việc cho thấy, lượng hàng hoá có nguồn gốc sử dụng trong nước và của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn lưu thông trên thị trường chiếm khoảng 60%, gồm các mặt hàng đặc sản Huế, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống Huế, nông sản an toàn...
Tin, ảnh: Hoài Thương