ClockThứ Sáu, 19/08/2022 16:13

Tháo gỡ khó khăn khi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

TTH.VN - Ngày 19/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).

Triển khai lồng ghép hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc giaHội nghị triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025Phấn đấu đến năm 2025, cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mớiTập trung thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia

Tại cuộc họp

CTMTQG là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Trong giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đã phê duyệt 3 CTMTQG phải thực hiện gồm: Chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chương trình giảm nghèo bền vững.

Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo Sở kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 CTMTQG tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết 63/NQ-HĐND là 1.863.653 triệu đồng, cụ thể: Ngân sách trung ương hỗ trợ: 1.206.881 triệu đồng. Trong đó: CTMTQG xây dựng nông thôn mới: 352.400 triệu đồng. CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 459.867 triệu đồng. CTMTQG giảm nghèo bền vững: 394.614 triệu đồng. Ngân sách tỉnh đối ứng: 284.555triệu đồng. Ngân sách cấp huyện, cấp xã đối ứng: 372.217 triệu đồng.

Tại cuộc họp, các sở, ngành và các địa phương đã có báo cáo về tiến độ triển khai thực hiện 3 CTMTQG, đồng thời trao đổi những khó khăn, vướng mắc và có những đề xuất, kiến nghị trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Kết luận cuộc họp, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị các sở, ban, ngành chuyên môn cần chủ động rà soát lại các văn bản, hướng dẫn trong triển khai thực hiện các CTMTQG. Trong triển khai thực hiện phải có kế hoạch cho từng đơn vị, địa phương. Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối để tổng hợp báo cáo, rà soát các thủ tục, có sự kết nối chia sẻ thông tin nhằm thống nhất trong cơ sở dữ liệu; thành lập tổ công tác hỗ trợ trực tiếp cho hai huyện Nam Đông và A Lưới trong triển khai thực hiện các CTMTQG; rà soát, đảm bảo tiến độ trình HĐND tỉnh thông qua sớm nhất để có căn cứ triển khai thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh...

Tin, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phú Vang:
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,9 %

Chiều 9/5,Ban chỉ đạo (BCĐ) giảm nghèo bền vững (GNBV) huyện Phú Vang tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện công tác giảm nghèo trong thời gian qua, việc giải ngân vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia GNBV và triển khai một số nhiệm vụ trong thời gian tới.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,9
Chỉ thị số 40: Trụ cột giảm nghèo ở A Lưới

Sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện A Lưới đã có những chuyển biến, góp phần quan trọng đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo.

Chỉ thị số 40 Trụ cột giảm nghèo ở A Lưới
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số
Return to top