ClockThứ Sáu, 02/09/2022 13:27

Bổ sung hơn 19.500 tỷ đồng cho 10 Bộ, cơ quan trung ương và 36 địa phương

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương trong nước 19.570,446 tỷ đồng cho 10 Bộ, cơ quan Trung ương và 36 địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Ngày 29/8 sẽ khai mạc Phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiHai vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)Khai mạc Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 584/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị điều chỉnh dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương năm 2022. Cụ thể, giảm dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương trong nước 2.925,749 tỷ đồng của 9 Bộ, cơ quan trung ương và 2 địa phương để bổ sung dự toán tương ứng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Giảm dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài 424,402 tỷ đồng của 2 Bộ và 3 địa phương để bổ sung dự toán 209,988 tỷ đồng cho 6 địa phương. Số vốn điều chỉnh giảm còn lại là 214,414 tỷ đồng, giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện bổ sung dự toán theo quy định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết nghị bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương năm 2022 từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương trong nước 19.570,446 tỷ đồng cho 10 Bộ, cơ quan Trung ương và 36 địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương trong nước 18.584,907 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ: hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, hỗ trợ lãi suất, cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Về tổ chức thực hiện, Nghị quyết nêu rõ: Chính phủ chỉ đạo thực hiện điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách Trung ương năm 2022 cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội, bảo đảm đúng mục đích, đạt hiệu quả. Chính phủ chịu trách nhiệm về các thông tin số liệu, danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng nhiệm vụ, dự án theo quy định của pháp luật. 

Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát, kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này.

Theo dangcongsan.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm

Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc quản lý các loại vũ khí.

Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng

Đó là đề nghị của Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu. “Lưu trữ dự phòng được thực hiện đối với tài liệu có giá trị đặc biệt, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn có nguy cơ bị hư hỏng nặng. Như vậy, công tác lưu trữ dự phòng không kém phần quan trọng so với công tác lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, ở khoản 4, Điều 22 lại không xác định cụ thể cơ quan quản lý lưu trữ dự phòng; hiện đang quy định chung là cơ quan quản lý lưu trữ tài liệu, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung”, bà Sửu nêu ý kiến.

Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tập trung nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 23/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tập trung nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Return to top