ClockChủ Nhật, 16/10/2022 16:52

Chủ động ứng phó, đảm bảo cuộc sống người dân sau lũ

TTH.VN - Ngày 16/10, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình có buổi làm việc với UBND huyện Phong Điền về ứng phó với tình hình diễn biến của thời tiết và khắc phục sau mưa lũ trên địa bàn huyện.

Phong Điền: Nước đang xuống chậm, nhiều nơi còn bị chia cắtGiải phóng 12.000 khối đất đá để khơi thông hầm Hải VânCấm đường 71 lên thuỷ điện Alin B1, Alin B2, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 để đảm bảo an toànXây nhà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khănĐã bắt được nghi phạm sát hại người phụ nữ trên địa bàn xã Hương ThọCháy lớn cửa hàng điện lúc rạng sáng, thiệt hại nhiều tỷ đồng

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình làm việc với huyện Phong Điền về công tác khắc phục sau lũ

Trước tình hình mưa lũ, huyện Phong Điền đã quán triệt, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn và các ngành có liên quan khẩn trương tổ chức chỉ đạo thực hiện các phương án ứng phó với tình hình mưa lũ trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND tỉnh; UBND các xã, thị trấn chủ động triển khai phương án phòng chống mưa lũ theo phương châm 4 tại chỗ. Tổ chức rà soát và triển khai di dời, sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, vùng gò đồi, các khu vực  trọng điểm ven biển, ven sông; các vùng thấp trũng, ngập úng để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Hiện trên địa bàn huyện có các loại cây trồng, vật nuôi đang còn chưa thu hoạch, gồm: sắn 302 ha; rau màu các loại 243,62 ha; nuôi tôm 49,81 ha; nuôi cá các loại 79,99 ha. Trước ảnh hưởng của mưa lũ, toàn huyện đã tổ chức sơ tán 869 hộ/1.978 khẩu (trong đó sơ tán tại chỗ 850hộ/1.925 khẩu, di dời đến địa điểm tập trung 19 hộ/53 khẩu). Tổng số nhà đang bị ngập do mưa lũ đến hiện tại trên toàn huyện là 3.120 nhà.

Ông Nguyễn Đình Bách, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ, những ngày qua đã làm ngập lụt tại các xã vùng thấp trũng, giao thông đi lại bị chia cắt tại các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường liên thôn nên việc đi học trở lại của học sinh trên địa bàn huyện gặp khó khăn. Các điểm trường tại các xã vùng thấp trũng học sinh chưa thể đến trường, gồm các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương; Điền Hương, Điền Môn và một số điểm trường vùng thấp trũng khác. Các công trình thủy lợi; cơ sở hạ tầng khác đều bị ngập lụt ở các xã vùng thấp trũng, nên chưa thể thống kê được thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Các điểm trường vũng trũng ở Phong Điền còn ngập lũ (Trường THPT Trần Văn Kỷ, xã Phong Bình)

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị huyện Phong Điền cần chủ động trong triển khai ứng phó với những diễn biến và khắc phục sau mưa lũ. Quan trọng đảm bảo an toàn cho người dân. Kiểm tra, rà soát các công trình hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng do thiên tai gây ra, nhất là đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi, đê điều để chủ động ứng phó với những đợt thiên tai mới. Chủ động bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông tại các ngầm tràn, khu vực bị ngập sâu, khu vực xảy ra sạt lở.

Về công tác y tế và sức khỏe, cần đảm bảo công tác khám chữa bệnh của người dân. Quan tâm các khu vực thấp trũng đang bị ngập lụt, chú trọng đến dữ liệu bệnh nhân tại các cơ sở y tế như người già, bệnh nặng, phụ nữ mang thai và trẻ em. Chú trọng đến công tác nắm dữ liệu bệnh nhân đối với khu vực thấp trũng như xã Phong Hoà, Phong Bình, Phong Chương… Nắm các nhân viên y tế ở thôn, bản, qua đó có thống kê ở các vùng bị ngập lụt để chủ động trong công tác ứng phó khi có yêu cầu. Ngành Y tế cần cung cấp, đảm bảo các điều kiện về thuốc, vật tư y tế trong khám chữa bệnh. Trên cơ sở đó, trung tâm Y tế huyện cần bố trí, tăng cường lực lượng, đội ngũ y, bác sĩ cho tuyến y tế ở cơ sở. Rà soát đội ngũ y tế, phối hợp, hỗ trợ cho lực lượng y tế tại các vùng thấp trũng bị ngập dài ngày do mưa lũ. Lưu ý khi nước rút, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân làm vệ sinh môi trường, khử khuẩn.

Về giáo dục và đào tạo, cần nắm chắc tình hình mưa lũ, nghiên cứu để có những giải pháp để đảm bảo an toàn khi học sinh đến trường. Cần tổ chức vệ sinh môi trường, dọn dẹp vệ sinh trường học bị ngập lụt, có kế hoạch bồi dưỡng, dạy phụ đạo để đảm bảo chất lượng cho các em học sinh. Qua đó, ngành giáo dục và đào tạo cần xây dựng kế hoạch cụ thể tại các điểm trường thấp trũng, để hỗ trợ cho các em học sinh trong dạy học, dạy phụ đạo cho các em học sinh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến với người dân qua các kênh thông tin khác nhau, để người dân nắm bắt thông tin, chủ động trong phòng chống, ứng phó với những diễn biến của mưa lũ. Địa phương cần chủ động, bố trí phương tiện, đảm bảo cơ sở vật chất và lương thực thực phẩm trong công tác ứng phó với những diễn biến của mưa lũ trong thời gian đến. Đề nghị lãnh đạo huyện Phong Điền chỉ đạo các địa phương cần triển khai quyết liệt, chủ động trong công tác ứng phó với những diễn biến xấu của thời tiết, dự báo sẽ có mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 6 sắp đến.

Một số hình ảnh ngập lũ ở Phong Điền được ghi lại trong ngày 16/10: 

Nước còn ngập đến nóc nhà ở khu vực cầu Phò Trạch, thị trấn Phong Điền

Nhà ngập nên người dân di chuyển lên đò để sinh hoạt

Tuyến Tỉnh lộ từ trung tâm huyện Phong Điền lên các xã Phong Thu, Phong Mỹ, Phong Xuân còn ngập sâu, giao thông bị chia cắt

Nước ngập nên người dân Phong Điền di chuyển bằng thuyền

 

Tuyến đường ngang đoạn thôn Huỳnh Liên, xã Phong Thu hư hỏng sau khi nước lũ rút

Đức Quang (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để cuộc sống thêm ý nghĩa và bình yên

Tùy theo chức trách, nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ, chiến sĩ (CBCS )trong toàn lực lượng Công an tỉnh ai cũng ý thức được rằng, góp một phần công sức, việc làm nhỏ bé của mình để cuộc sống thêm ý nghĩa, vì sự bình yên cuộc sống người dân.

Để cuộc sống thêm ý nghĩa và bình yên
Nỗ lực đảm bảo an toàn thịt lợn ở các chợ

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với dự án “Sáng kiến Một sức khỏe” (OHI) của Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR) đã triển khai biện pháp tích cực nhằm đảm bảo mức độ an toàn của thịt lợn tại các chợ và lò mổ truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Nỗ lực đảm bảo an toàn thịt lợn ở các chợ
Đảm bảo trật tự cho đô thị trung tâm

Là đô thị trung tâm với địa bàn rộng, dân cư đông nên để đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT), trật tự an toàn giao thông (ATGT), đặc biệt là tại các địa điểm tham quan du lịch, tụ điểm đông người, chợ truyền thống…, Đội Quản lý đô thị (QLĐT) TP. Huế cùng với lực lượng đô thị, công an các phường xã triển khai nhiều giải pháp, thường xuyên ra quân lập lại TTĐT nhằm trả lại “đường thông, hè thoáng”, đảm bảo TTĐT, ATGT trên địa bàn.

Đảm bảo trật tự cho đô thị trung tâm
Return to top