ClockThứ Hai, 15/05/2023 06:15

Thêm giải pháp kích cầu tiêu dùng

TTH - Chính phủ vừa thông qua đề xuất của Bộ Tài chính về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8%, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Chính sách này nhận được sự đồng thuận rất cao của cả người dân và doanh nghiệp, với kỳ vọng sẽ giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tạo động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế trong năm 2023.

Kích cầu, tạo đà phát triển du lịchTạo đà phát triển kinh tếNhiều giải pháp kích cầu du lịch

leftcenterrightdel
Việc giảm thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng  

Giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Năm 2023 được dự báo là năm khó khăn cho cả người dân, doanh nghiệp khi tình hình thế giới và trong nước đều chịu tác động mạnh mẽ của khủng khoảng. Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm, nền kinh tế gặp không ít thách thức lớn khi tổng cầu thế giới có xu hướng giảm làm cho khối lượng hàng hóa sản xuất giảm sút rõ rệt, giá nguyên vật liệu đầu vào biến động, chi phí sản xuất tăng cao tạo áp lực lạm phát,… ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển kinh tế.

Trên địa bàn tỉnh, trong những tháng đầu năm 2023, những ngành sản xuất chủ lực có xu hướng giảm sút như quần áo lót giảm 3%; sợi các loại giảm 1,5%; dăm gỗ giảm 24,6%; xi măng giảm 18,6%.... Doanh nghiệp cũng đối mặt với nhiều khó khăn khi theo khảo sát của Cục Thống kê tỉnh có đến 33,3% số doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý I gặp khó khăn. Nguyên nhân xuất phát từ những ảnh hưởng của việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng; giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào biến động thất thường, nhu cầu thị trường giảm.

Những khó khăn này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu ngân sách trên địa bàn khi tính đến cuối tháng 4, thu ngân sách nhà nước đạt 3.334 tỷ đồng giảm 12,9% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa 3.112 tỷ đồng giảm 15,5% so với cùng kỳ.

Để tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, nhiều chính sách về hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp đã được triển khai, mới nhất Chính phủ vừa thông qua đề xuất của Bộ Tài chính về giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% đến hết ngày 31/12/2023. Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ này sẽ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Về mức giảm, cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ. Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.

leftcenterrightdel
Hoạt động hỗ trợ người nộp thuế được triển khai 

Kích cầu tiêu dùng và hơn thế

Chính sách này phần nào đáp ứng sự mong mỏi, kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn như hiện nay. Trong đó, người dân là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp của chính sách bởi việc giảm thuế này sẽ làm giảm giá bán, giảm chi phí trực tiếp trong tiêu dùng hàng hóa. Doanh nghiệp sẽ giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp tăng khả năng phục hồi, đóng góp trở lại cho ngân sách.

Bà Đinh Thị Lệ, thành phố Huế chia sẻ, nhiều người cho rằng, số tiền giảm thuế 2% là quá nhỏ, song thực tế với một gia đình có mức chi tiêu trung bình thì việc tiết kiệm vài trăm ngàn đồng/tháng cũng đáng kể.

Nếu số tiền vài trăm ngàn này được đưa vào sử dụng trở lại thì sẽ giúp kích sức mua vốn đang xuống rất thấp như hiện nay. Điều này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do sức mua giảm sút, đồng thời cũng góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.

Nhìn lại năm 2022, chính sách hỗ trợ giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% đã hỗ trợ giảm 496 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Việc giảm 2% thuế cũng góp phần tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lên 20,1%, tăng trưởng kinh tế nhờ đó cũng đạt 8,56% cao hơn mức tăng trưởng toàn quốc. Từ đây, thúc đẩy doanh nghiệp phục hồi phát triển, sức mua trên thị trường có nhiều dấu hiệu hồi phục, người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn sau một thời gian tác động của dịch bệnh.

Ngoài ra, số liệu từ Cục Thuế tỉnh còn cho thấy, năm 2022, ngành Thuế đã tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, tiền thuê đất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cụ thể, tổng số tiền thuế thuộc diện gia hạn, miễn, giảm khoảng 1.294 tỷ, trong đó, số tiền thuế của người nộp thuế thuộc diện được gia hạn khoảng 345 tỷ, số tiền giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% là 496 tỷ đồng và giảm thuế bảo vệ môi trường là 325 tỷ đồng …

Ngoài ra, ngành Thuế cũng đang đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế để kịp thời nắm bắt, giải quyết và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Bài, ảnh: HOÀNG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp mới ngăn chặn lây nhiễm HIV trong nhóm MSM

Tại Thừa Thiên Huế, số lượng người nhiễm HIV do quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) trong những năm gần đây tăng nhanh một cách đáng kể. Trước đây, mỗi năm chỉ phát hiện từ 1 đến 2 trường hợp, từ năm 2019 đến nay, mỗi năm trung bình trên 30 trường hợp MSM nhiễm HIV, chiếm 50% trong số nhiễm HIV. Hầu hết là học sinh, sinh viên và là người trong tỉnh.

Giải pháp mới ngăn chặn lây nhiễm HIV trong nhóm MSM
Cần tập trung vào các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài

Tại phiên họp thường kỳ tháng 5/2024 của UBND tỉnh chiều 29/5, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chỉ đạo: “Trước​ mắt, các sở, ngành, địa phương cần tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024; Kỳ thi tuyển sinh năm học 2024 - 2025 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đảm bảo nghiêm túc, an toàn, chất lượng, đúng quy chế...”

Cần tập trung vào các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài
Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến ngày 4/5, toàn quốc có hơn 17,407 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 1,73% so với cùng kỳ năm 2023. Số người tham gia bảo hiểm y tế là 90,240 triệu người; tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế đến hết tháng 4/2024, số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của toàn ngành là 155.406 tỷ đồng, tăng 10,04% so với cùng kỳ năm 2023.

Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
Return to top