ClockThứ Sáu, 01/12/2017 14:28

Tăng giá điện, doanh nghiệp lo tăng chi phí sản xuất kinh doanh

Việc tăng giá điện trong bối cảnh hiện nay khiến người dân, doanh nghiệp lo lắng chi phí sinh hoạt, sản xuất kinh doanh sẽ tăng theo.

Tăng giá điện thêm gần 100 đồng/kWh từ ngày 1/12Tạm dừng thị trường phát điện cạnh tranh không ảnh hưởng giá điệnEVN được tự điều chỉnh giá bán lẻ điện từ 15/8EVN được quyền tăng nhẹ giá điện và tăng nhiều lần

Sau hơn 2 năm giữ giá ổn định, từ hôm nay 1/12, giá bán lẻ điện bình quân tăng lên mức hơn 1.720 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 6,08% so với giá bán hiện hành.

Việc tăng giá điện trong bối cảnh hiện nay khiến người dân, doanh nghiệp không khỏi lo lắng chi phí sinh hoạt, sản xuất kinh doanh sẽ tăng theo. Ngoài ra còn nhiều băn khoăn xung quanh việc điều chỉnh giá điện lần này.

Ảnh minh họa: VietnamNet

So với mức tăng 7,5% của đợt điều chỉnh lần trước vào tháng 3/2015, lần này, mức tăng thấp hơn. Tuy nhiên, với mức tăng 6,08%, giá bán lẻ điện bình quân tăng lên mức hơn 1.720 đồng một kWh, cùng với việc thay đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt với 6 bậc có mức giá tăng dần, khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại.

Chỉ những người sử dụng dưới 100kWh mới được hưởng giá điện dưới mức giá bán lẻ điện bình quân. Còn lại, đại đa số người tiêu dùng trả tiền cao hơn giá bán lẻ điện bình quân từ 110-154%.

Chị Trần Thị Thanh Tâm, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ, giá điện tăng thêm hơn 6% khiến mỗi tháng gia đình chị chi phí thêm khoảng 600 nghìn đồng tiền điện. Ngoài ra, chị Tâm cũng lo ngại giá điện tăng thì nhiều khả năng giá cả hàng hóa khác cũng sẽ tăng theo.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhất là với doanh nghiệp sử dụng nhiều điện năng thì việc tăng giá điện gây lo ngại phát sinh chi phí sản xuất, từ đó tác động tới giá thành sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc điều hành, Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định cho biết: Giá điện hiện đang chiếm từ 30-35% giá thành sản phẩm. Giá điện tăng thì giá thành sản phẩm phải tăng và tác động đến giá hàng hóa, cuối cùng người tiêu dùng phải chịu.

Doanh nghiệp phải tính toán cân đối, bắt buộc phải tiết kiệm, tránh giờ cao điểm. Về lâu dài doanh nghiệp cũng tính đến thay thế thiết bị cũ tiêu hao điện năng lớn, ông Hùng cho hay.

Theo Bộ Công Thương, việc tăng giá bán lẻ điện lần này được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 đã được kiểm toán độc lập và kiểm tra bởi Tổ công tác liên Bộ.

Giá bán điện tăng có xét tới các yếu tố tăng giảm chi phí đầu vào và các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 và chi phí ước thực hiện năm 2017 theo quy định tại Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán điện lẻ bình quân.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, ngành điện cần nêu thêm thông tin để người dân hiểu hơn và làm rõ hơn sự minh bạch trong việc tăng giá điện lần này.

Ông Phong phân tích: Trong các chỉ số tài chính đưa ra chưa thấy nói rõ về chi tiêu cho lương thưởng. những hoạt động  đầu tư ngoài ngành và những thua lỗ khác được tính trong quá trình đưa vào chi phí ngành điện.

Ngoài ra, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần làm rõ hơn về cơ cấu phát điện, một trong những yếu tố tác động đến giá thành sản xuất.

Năm 2016, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đạt doanh thu bán điện là 265.510 tỷ đồng, tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là hơn 1.661 đồng một kWh. Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo lãi trên 2.658 tỷ đồng từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2016, nhưng riêng sản xuất kinh doanh điện vẫn lỗ gần 594 tỷ đồng. Hiện tập đoàn này vẫn còn hơn 9.794 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ vào giá điện.

Chiều nay (1/12), Bộ Công Thương sẽ tổ chức họp báo về việc điều chỉnh giá điện lần này. Dư luận mong đợi ngành điện và Bộ Công Thương sẽ làm rõ hơn những thông tin liên quan đến tăng giá điện lần này. Ngoài ra, cùng với việc tăng giá điện, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu để tránh “té nước theo mưa”, tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Mở rộng các nguồn thu từ rừng, tăng giá trị kinh tế của rừng, góp phần khôi phục chất lượng của các khu rừng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Ðây là một hướng đi quan trọng nhằm phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trong điều kiện hiện nay.

Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
Ứng dụng khoa học sắp xếp vào hoạt động kinh doanh

Ngày 18/5, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức hội thảo chuyên đề quản trị doanh nghiệp với chủ đề “Khoa học sắp xếp, bố trí không gian nhằm nâng cao hiệu quả công việc, kinh doanh”.

Ứng dụng khoa học sắp xếp vào hoạt động kinh doanh
"Định vị bản thân"

Là nội dung khóa đào tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hội Doanh nhân nữ tỉnh tổ chức sáng 18/5.

Định vị bản thân
Tuyên dương những “bông hoa” trong vườn Bác

20 cá nhân tiêu biểu về dự hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp (CQ&DN) tỉnh tổ chức ngày 15/5 là những tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt khó vươn lên, đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Tuyên dương những “bông hoa” trong vườn Bác

TIN MỚI

Return to top