ClockThứ Bảy, 16/12/2017 12:56

Phát triển, nhưng phải có trách nhiệm với cộng đồng

TTH - Không ai ngăn cản sự phát triển dịch vụ, nhưng phát triển phải có trách nhiệm với cộng đồng, với thành phố...

Ngầm hóa hệ thống điện, viễn thông: Cần một quy hoạch chi tiết và đầu mối cụ thể

Đủ loại dây sà dọc các đường Thanh Hải-Trần Thái Tông không được ai để mắt

Dây điện, dây cáp các loại chăng mắc khiến phố phường như mạng nhện giăng, quá bức bối, quá khó ngó. Thế cho nên, khi tỉnh chỉ đạo và ngành thông tin truyền thông ra tay chấn chỉnh, không chỉ có tôi mà rất nhiều người khác nữa, cả dân thành phố lẫn du khách, đều hết sức hoan hỷ, đồng tình. Phải như thế chứ, ai mà thành phố du lịch nhìn vô lại cứ như cái ổ nhện. Không ra tay bây giờ, để phát triển tự do, chỉ dăm bữa nữa không khéo thành búi thành cục, xử lý không nổi. Cứ vô TP. Hồ Chí Minh, ra Hà Nội mà xem. Bài học nhỡn tiền là đó.

Có điều, ngành TTTT có vẻ mới chỉ quan tâm đến những tuyến phố chính mà quên mất phần nhiều những con đường khác. Thế cho nên, ở những tuyến đường này, các nhà mạng cứ thoải mái giăng mắc. Họ tích cực cạnh tranh, tích cực mở rộng thị phần, ngày nào cũng có lực lượng nhân viên đi phát tờ rơi, vận động hết nhà này đến nhà nọ vô truyền hình cáp, vô internet... Và hễ có một nhà gật đầu là rất nhanh chóng có thêm một sợi dây vắt vẻo trên cột, băng qua vườn, vắt qua trước ngõ nhà dân, miễn đưa được tín hiệu đến cho khách hàng và thu tiền; bất cần trật tự, bất cần mỹ quan(!). Có nhiều sợi không ai trông nom, rơi rụng vắt ngang đường đi, hoặc lòng thòng dọc theo con đường hết ngày này qua ngày khác cũng không thấy chủ nhân đến xử lý. Người dân thì búi, không biết của nhà nào mà gọi; mà cắt thì sợ...giật. Cuối cùng thôi, "mackeno"!

Mackeno nhưng thấy ức và chướng mắt không chịu được. Lên tuyến Phan Bội Châu, về các ngõ, hẻm của đường Hải Triều, hay cả các con phố mới Phan Văn Trường, Trương Gia Mô... và nhiều, nhiều nữa, có thể mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng thấy đều chung "thân phận".

Các nhà mạng, nhà cáp đừng tưởng đường sá là của riêng nhà mình mà ưa làm gì cũng được. Đừng tưởng đường nhỏ, đường phụ thì... không quan trọng. Nhỏ và phụ, nhưng có khi là đường dẫn đến các điểm du lịch, các khu di tích, ngày ngày đón hàng ngàn lượt du khách cả đấy.

Đơn cử có thể đến đường Thanh Hải- Trần Thái Tông mà xem. Đây là tuyến đường ngang qua nghĩa trang Phan Bội Châu, nơi yên nghỉ của những nhà cách mạng, những danh nhân như Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, Hồng Sơn Dã Mã Võ Thành Minh, Ấu Triệu Lê Thị Đàn...; tuyến đường dẫn lên đồi Quảng Tế, qua những ngôi chùa cổ nổi tiếng như Thuyền Lâm, Từ Hiếu, lên Vạn Niên, Vọng Cảnh, lăng Tự Đức... mà các đoàn khách ngoại quốc du lịch bằng xe máy, xe đạp rất thích chọn đi. Vậy nhưng mạng, cáp các loại thì vô cùng ngao ngán. Ngay như nghĩa trang Phan Bội Châu- di tích lịch sử cấp quốc gia hình như cũng bị coi... "không ra gì" cho nên ngay trên đầu cổng chính là tùm lum dây dợ, tới chừng "sải tay" nữa là đồng loạt sà xuống cả vờ, đến mức được người ta tấp vào để ...làm hàng rào cho di tích; thật "tiện lợi" (!??)

Không ai ngăn cản sự phát triển dịch vụ, nhưng phát triển phải có trách nhiệm với cộng đồng, với thành phố. Nếu không cảnh báo để có giải pháp từ sớm, việc khắc phục về sau tin rằng sẽ vô cùng đau đầu và tốn kém. Mà khắc phục là điều tất yếu không chỉ Huế mới làm, không ít đô thị khác trong cả nước đều đang phải dọn dẹp lại. Văn minh, văn hóa, hiện đại, không ai chấp nhận "mạng nhện" chăng mắc mọi lúc mọi nơi bao giờ.

Bài, ảnh: Hàn Yên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Lan tỏa nghĩa cử đẹp, đẩy mạnh vận động hiến mô tạng

Ngày 10/5, Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) phối hợp Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức hội thảo “Phát triển mạng lưới tư vấn viên vận động hiến tặng mô, tạng tại khu vực miền Trung”. Tham dự có đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và 12 bệnh viện khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Lan tỏa nghĩa cử đẹp, đẩy mạnh vận động hiến mô tạng
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top