ClockThứ Ba, 17/04/2018 19:15

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Theo đó, mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100 triệu đồng, đối với tổ chức là 200 triệu đồng.

Trong đó, với hành vi vi phạm quy định về sản xuất phân bón, phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm.

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: không có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; không có kệ hoặc bao lót để xếp đặt phân bón thành phẩm; không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu phân bón định kỳ trong 2 năm liên tiếp hoặc không thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không có phòng thử nghiệm được công nhận mà không có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất ra.

Đối với một trong các hành vi vi phạm: Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phân bón không có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học; không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng.

Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Không lưu mẫu sản phẩn của từng lô phân bón xuất xưởng theo quy định về thời gian bảo quản mẫu lưu; không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm theo quy định về thời gian của từng lô phân bón sản xuất đã xuất xưởng; không có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương (trừ cơ sở mới thành lập chưa tròn 1 năm kể từ ngày thành lập; cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón).

Phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với hành vi sử dụng dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng không đáp ứng quy trình công nghệ theo đúng đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Đối với một trong các hành vi vi phạm: Không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng của từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa phân bón ra lưu thông trên thị trường; không thực hiện thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 25 - 30 triệu đồng.

Phạt nặng hành vi sản xuất phân bón không được công nhận lưu hành

Phạt tiền từ 60 - 70 triệu đồng đối với hành vi sản xuất phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa. Mức phạt tiền đến 80 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón cao.

Phạt tiền từ 80 - 90 triệu đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị dưới 200 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100 triệu đồng trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình.

Đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90 - 100 triệu đồng.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo có năng suất tăng vọt

Các loại hình kinh doanh có nhiều khả năng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhất đang chứng kiến​​sự tăng trưởng về năng suất của người lao động, nhanh hơn gần 5 lần so với các loại hình kinh doanh khác. Điều này làm tăng hy vọng thúc đẩy đối với nền kinh tế rộng lớn hơn, Công ty kiểm toán PwC cho biết trong một báo cáo được công bố ngày hôm nay (21/5).

Lĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo có năng suất tăng vọt
Tăng kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa vi phạm

Nhờ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) tổ chức đảng và đảng viên (TCĐ, ĐV) nên các cấp ủy đảng, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp trong tỉnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định của Điều lệ Đảng.

Tăng kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa vi phạm
Chống thất thu thuế trong lĩnh vực ăn uống

Việc các cửa hàng ăn uống dù niêm yết giá đã tính thuế, hoặc tính thêm thuế VAT khi thanh toán nhưng không chủ động xuất hóa đơn có mã của cơ quan thuế (hóa đơn) cho khách hàng cá nhân đang gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Chống thất thu thuế trong lĩnh vực ăn uống
Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top