ClockThứ Bảy, 12/09/2020 15:00

Có chính sách vốn nhưng khó tiếp cận

TTH - Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thừa Thiên Huế, trong một văn bản báo cáo về tình hình hỗ trợ doanh nghiệp (DN) về các điều kiện liên quan đến tín dụng gặp khó khăn do dịch COVID-19 cho biết, chính sách cho vay để hỗ trợ DN gặp khó khăn trả lương cho người lao động theo Quyết định 15, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa có DN nào vay, tính đến cuối tháng 8/2020.

Tập trung giải ngân, đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sáchChưa có doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn theo chính sách hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19

Giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh. Ảnh: HOÀNG LOAN

Khó khăn của DN thì ai cũng có thể hiểu, trong đó không loại trừ DN nợ lương người lao động. Song một chính sách hỗ trợ vốn vay trong bối cảnh như vậy được đưa ra nhưng không có DN nào tiếp cận là một điều lạ!? Phải chăng DN thật sự vẫn còn xoay xở được. Hay là điều kiện để được tiếp cận nguồn vốn này chưa phù hợp, hay nói cách khác là khó tiếp cận? Hay là có một thực tế nào khác, tỷ như cứ nợ lương của người lao động, giãn việc, cho nghỉ việc đợi khi nào kinh tế ổn định, có đơn hàng thì tính sau?

Đọc lại Quyết định 15, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, thấy có 3 điều kiện để DN được tiếp cận nguồn vay chính sách này như sau: DN có từ 20% hoặc  30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngưng việc từ một tháng liên tục trở lên, đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương; không cân đối được tài chính, đã trả hết quỹ dự phòng; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tính đến cuối năm 2019. Thực tế là 3 điều kiện, nhưng nếu phân tích nhỏ ra thì đến 6 điều kiện: có từ 20% trở lên tham gia bảo hiểm thất nghiệp; ngưng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả tối thiểu 50% lương; đã sử dụng hết quỹ dự phòng; không cân đối được tài chính; không nợ xấu.

Phải chăng, vì quy định ràng buộc quá nhiều kiều kiện như vậy nên DN ngại tiếp cận? Cho vay chính sách, nếu không quy định và ràng buộc chặt chẽ thì dễ dẫn đến nợ xấu rất cao. Còn ràng buộc quá chặt thì một chính sách khó đi vào đời sống. Dựa vào báo cáo nói trên của Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh Thừa Thiên Huế thì rõ ràng chính sách này của Chính phủ không được thực hiện hoặc không thể thực hiện được trong thực tế?

Nhưng không có nghĩa là DN không đi vay, không có nhu cầu vốn. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn cho vay, DN vẫn tìm đến vốn, vẫn đàm phán với ngân hàng để được giãn nợ, cơ cấu lại nợ, giảm nợ; thỏa thuận chính sách về lãi suất tín dụng… Tức là DN đã “ưu tiên” tìm một kênh tín dụng khác, ít ràng buộc hơn?

Theo Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thừa Thiên Huế, tính đến cuối tháng 8 có 788 khách hàng, trong đó có 112 DN được  cơ cấu lại nợ với dư nợ 920 tỷ đồng. Con số không cho biết dư nợ của 112 DN chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong gói nêu trên nhưng có lẽ là không nhỏ, bởi thường DN là nơi cần vốn nhiều nhất và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng. Diện miễn giảm, hạ lãi suất thì nhiều hơn với 2.163 khách hàng, trong đó có 211 DN với dư nợ 2.586 tỷ đồng. Số lượng cho vay mới là 1.697 khách hàng, trong đó có gần 500 DN với dư nợ 6.630 tỷ đồng. Cộng tất cả 3 loại hình nói trên thì có đến 823 DN tiếp cận vốn. Tổng dư nợ của khách hàng (nói chung) là 10.136 tỷ đồng, tức là chiếm khoảng 20% quy mô dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh.

DN bao giờ cũng đóng vai trò xương sống của nền kinh tế. Chính vì vậy mà DN cần được quan tâm tạo điều kiện để phát triển, trong đó có sự ưu ái về hỗ trợ nguồn vốn gặp lúc khó khăn. Trong đề án Phát triển DN ở Thừa Thiên Huế vào năm 2017, Thừa Thiên Huế đã xác định, đến năm 2020 (năm nay), DN thành lập mới tăng bình quân 15%/năm. Có khoảng 8.000 DN hoạt động. Tổng vốn đầu tư từ khu vực này chiếm từ 60 -65% tổng đầu tư toàn xã hội và đóng góp ngân sách từ 65 -70%. Quy mô ngân sách của tỉnh khoảng 8.000 tỷ đồng, giả sử như đóng góp 70% thì khối DN đã tạo ra ngân sách khoảng 5.600 tỷ đồng.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

Tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN) chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hàng nghìn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội
Bảo vệ sức khỏe người lao động mùa nắng nóng

Để bảo đảm sức khỏe cho người lao động (NLĐ) trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, các cấp công đoàn đã chủ động tham mưu, phối hợp với doanh nghiệp (DN) triển khai nhiều biện pháp giúp NLĐ đối phó với nắng nóng.

Bảo vệ sức khỏe người lao động mùa nắng nóng
Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động. Ông Phan Vân Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh chủ đề trên.

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân
Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
Return to top