ClockThứ Tư, 05/05/2021 06:30

Thoát nghèo bền vững với tín dụng cho hộ mới thoát nghèo

TTH - Chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ mới thoát nghèo được Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Phong Điền đẩy mạnh giải ngân, góp phần tiếp sức cho các hộ mới thoát nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, đảm bảo giảm nghèo bền vững.

Thêm động lực cho hộ mới thoát nghèoTín dụng chính sách: “Bà đỡ” cho hộ nghèoThoát nghèo từ vốn tín dụng chính sách

Nhờ nguồn vốn tín dụng, kinh tế gia đình chị Minh đã khá giả

Trước đây, gia đình chị Trương Thị Thanh Minh, thôn Tứ Chánh, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền là hộ nghèo, do thường xuyên ốm đau nên kinh tế rất khó khăn. Nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, chị đầu tư chăn nuôi trâu, bò sinh sản. Sau thời gian vay vốn, gia đình chị chính thức thoát nghèo và trả nợ gốc, lãi cho ngân hàng đúng hạn.

Tuy nhiên, khi mới được đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo vào năm 2019, gia đình lại đứng trước nguy cơ tái nghèo khi sức khỏe không đảm bảo, không có vốn để duy trì kinh tế gia đình.

Đang lúc quẫn bách thì được tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thôn, NHCSXH huyện tạo điều kiện vay 50 triệu đồng theo chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo. Có vốn, chị đầu tư mua thêm bò giống và đàn gà, nhờ đó có nguồn thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/năm.

Không riêng gì hộ gia đình chị Minh, nguồn vốn chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo đã hỗ trợ đắc lực cho nhiều người dân trên địa bàn thoát nghèo bền vững. Theo đó, NHCSXH huyện tích cực triển khai giải ngân nguồn vốn được phân bổ. Đến 31/3/2021, tổng dư nợ từ chương trình tín dụng này trên địa bàn huyện đạt 91.173 triệu đồng với 2.664 khách hàng còn dư nợ.

Bà Châu Thị Tuyết, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phong Sơn cho biết: Sau khi tiếp nhận nguồn vốn từ chương trình vay vốn hộ mới thoát nghèo, người dân tập trung đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, phát triển các cây trồng chủ lực... Nhờ đó, duy trì hiệu quả việc quản lý nguồn vốn để phát triển kinh tế bền vững. Cùng với chương trình vay vốn cho hộ nghèo, cận nghèo, chương trình tín dụng cho hộ mới thoát nghèo đã góp phần thiết thực giúp các hộ mới thoát nghèo ổn định kinh tế, tránh tình trạng tái nghèo khi gặp biến động hay rủi ro trong đời sống hàng ngày.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 02 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28 năm 2015 về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo. Theo đó, kể từ ngày 30/3/2021, NHCSXH tiếp tục được thực hiện giải ngân chương trình tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, thay vì giải ngân đến hết ngày 31/12/2020 như quy định tại Quyết định số 28.

Hiện mức cho vay tối đa của chương trình là 100 triệu đồng/hộ, thời hạn vay không quá 5 năm. Sự điều chỉnh kịp thời của Chính phủ tạo cơ hội cho các hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo.

Ông Lê Xuân Trung, Giám đốc phòng Giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền cho biết: Ngay sau khi nhận vốn, NHCSXH huyện giao cho cán bộ tín dụng phụ trách, tuyên truyền về mức vay mới, lãi suất, cùng các tổ TK&VV hướng dẫn. Các hồ sơ vay vốn được xem xét, thẩm định nhanh, đảm bảo đúng đối tượng, mục đích vay và giải ngân kịp thời cho các hộ vay. Đến nay, NHCSXH huyện đã giải ngân vốn đạt 100% kế hoạch giao, đồng thời không để tồn động vốn sau thu hồi.

Bên cạnh giải ngân vốn, NHCSXH huyện chú trọng công tác phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn các hộ vay sử dụng đúng mục đích, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tình hình sử dụng vốn, thu nợ, thu lãi đến kì hạn. Nhờ đó, thu nợ, thu lãi đạt 100%.

Thời gian tới, NHCSXH huyện tăng cường các giải pháp nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao năm 2021, đảm bảo hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là hộ mới thoát nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định đều được tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững. Cùng với đó, công tác phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội sẽ được tăng cường để quản lý vốn vay ủy thác, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp cận hệ thống chứng chỉ bền vững trong kinh doanh dịch vụ du lịch

Sáng 23/5, Sở Du lịch phối hợp Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam) và Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức tọa đàm về tiếp cận các hệ thống chứng chỉ bền vững trong kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tiếp cận hệ thống chứng chỉ bền vững trong kinh doanh dịch vụ du lịch
Tín dụng phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia:
Vốn cần, nhưng chưa đủ - Bài 2: Sức mạnh từ những "cánh tay nối dài"

Không thể phủ nhận, nguồn vốn có vai trò chiến lược trong nâng cao thu nhập, định hình các mô hình phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng các hạ tầng thiết yếu, song muốn nguồn vốn này phát huy được hiệu quả cũng như có tác động dài hơi, cần sự tham gia hỗ trợ từ nhiều phía.

Vốn cần, nhưng chưa đủ - Bài 2 Sức mạnh từ những cánh tay nối dài
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024

Sau 2 năm (2022 - 2023) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), đến nay “bộ mặt” huyện A Lưới đã có nhiều khởi sắc, công tác giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo điều kiện thoát khỏi tình trạng nghèo trong năm 2024.

A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Return to top