ClockThứ Hai, 21/05/2018 05:45

Cải tiến quy trình nhuộm sợi dệt Zèng

TTH - Hai thiếu nữ vùng cao đã cùng nhau thực hiện đề tài “Phục hồi và cải tiến quy trình nhuộm sợi dệt Zèng” nhằm phục hồi lại nét đẹp văn hóa đã bị mai một của đồng bào dân tộc vùng cao A Lưới; khắc phục những hạn chế của sợi nhuộm theo kiểu truyền thống.

Nghề dệt Dzèng A Lưới: Thiếu nguyên liệu gốcDệt Zèng và mối “duyên” Festival Nghề truyền thống HuếDệt zèng chính thức là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc giaDệt zèng chuẩn bị đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những nguyên liệu để nhuộm sợi dệt Zèng

Lo lắng việc người dân sử dụng các loại sợi nhuộm màu tổng hợp trên thị trường làm mất đi giá trị, bản sắc văn hóa của dân tộc, Mai Thị Thanh Vân và Phạm Thu Hòa (Trường THPT Hương Lâm, huyện A Lưới) đã cất công nghiên cứu đề tài “Phục hồi và cải tiến quy trình nhuộm sợi dệt Zèng”.

Thanh Vân cho biết, từ xa xưa, các đồng bào dân tộc vùng cao huyện A Lưới đã biết sử dụng các loại thảo mộc để nhuộm màu cho trang phục của mình qua nghề dệt Zèng truyền thống. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc miền núi. Với các nguyên liệu từ núi rừng, bà con đã tạo ra các thuốc nhuộm với các sắc màu như: xanh, đen, vàng, đỏ…; từ đó, tạo ra các sản phẩm dệt Zèng độc đáo.

Với cách làm truyền thống của bà con, quá trình tạo ra sợi dệt với các màu sắc khác nhau, mất rất nhiều công sức và thời gian. Hiện nay, bà con thường sử dụng các loại sợi nhuộm màu tổng hợp trên thị trường. Việc làm này tuy giảm bớt vất vả trong quá trình chuẩn bị vật liệu dệt Zèng nhưng phần nào đó làm mất đi giá trị, bản sắc văn hóa của dân tộc.

Hiện, chỉ còn rất ít bà con người dân tộc lớn tuổi biết nguồn nguyên liệu và cách nhuộm. Vì sợi nhuộm theo phương pháp truyền thống có hạn chế dễ phai màu, do đó, các em đã khôi phục lại kỹ thuật, cải tiến quá trình nhuộm sợi bằng cách sử dụng một số chất cầm màu như phèn chua, FeCl3… kết hợp với các loại cây, củ mọc tự nhiên trong rừng núi A Lưới như cây Ta-râm, củ nâu, rễ cây vàng đắng… nhằm làm cho sợi sau khi nhuộm có màu sắc tươi sáng và bền màu hơn.

Trải qua hơn nửa năm nghiên cứu, các em đã pha chế thuốc nhuộm và tiến hành nhuộm sợi theo cách làm truyền thống và cách làm mới trên 3 màu nhuộm gồm xanh, đỏ, đen. Riêng với sợi màu vàng, khi làm theo cách truyền thống, thấy ít tốn thời gian, thao tác đơn giản, chất lượng màu tốt nên không cần cải tiến.

Đề tài đã đạt giải tư lĩnh vực hóa sinh của cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học Thừa Thiên Huế năm 2018 và đang tham gia cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng tỉnh năm 2018.

Với việc nhuộm sợi màu xanh, cách làm truyền thống thời gian thu được thuốc nhuộm chậm, màu dễ phai. Thu Hòa cho hay: “Trong khi cách làm mới với nguyên liệu gồm thân và lá cây Ta- râm, chúng em đã thay nước bằng Ancol Etylic để chiết xuất sắc tố nhanh, nhiều hơn, màu dễ thẩm thấu vào sợi vải hơn, giúp thời gian tạo phẩm nhuộm và nhuộm được rút ngắn, màu đậm và ít phai khi giặt”.

Với việc nhuộm sợi màu đỏ, các em làm theo cách truyền thống với nguyên liệu là củ nâu và nước, thu được sợi có đỏ thẫm, màu dễ phai khi sợi khô. Trong khi đó, cách làm mới với nguyên liệu là củ nâu, dung dịch HCl hoặc dung dịch CH3COOH. Khi axit hóa thuốc nhuộm tạo cho sợi màu đỏ tươi hơn cách nhuộm truyền thống, sản phẩm dệt sẽ tươi sáng hơn. Việc sử dụng dung dịch CH3COOH thuận lợi hơn HCl vì dễ tìm kiếm, giá thành rẻ và an toàn cho người sử dụng.

Để nhuộm sợi màu đen, các em làm mới với nguyên liệu là củ nâu, FeCl3: Dung dịch 3%. Khi sử dụng FeCl3 để chuyển một số chất trong nhựa của nâu thành màu đen thì FeCl3 cũng có tác dụng cầm màu giúp thời gian nhuộm được rút ngắn, màu bền hơn, tương tự người xưa thường nhuộm nâu vải bằng cách ngâm dưới bùn ao.

Sợi dệt Zèng của các em có chất lượng tốt, chi phí thấp và thời gian nhuộm giảm xuống nhiều. Đồng thời, sợi bền màu hơn, tạo ra màu sắc tươi sáng, đẹp hơn so với sợi nhuộm theo phương pháp truyền thống mà không mất đi nét bản sắc dân tộc.

Thầy Hồ Đăng Tú, giáo viên hướng dẫn hai em, cho biết, trong quá trình nghiên cứu, các em đã rất tích cực, chịu khó tìm hiểu cách làm truyền thống, tìm đọc tài liệu về chất cầm màu, luôn trao đổi với giáo viên hướng dẫn những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.

Bài, ảnh: Xuân Quảng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Quy trình làm lăng mộ đá tại Đá Tâm Nguyện

Lăng mộ đá không chỉ là nơi an nghỉ vĩnh hằng mà còn thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và gìn giữ giá trị văn hóa tâm linh lâu đời. Tại Đá Tâm Nguyện, quy trình làm lăng mộ đá được thực hiện với sự tận tâm, từ việc chọn nguyên liệu đá chất lượng, thiết kế theo phong thủy, đến chế tác thủ công tinh xảo bởi những nghệ nhân tài hoa.

Quy trình làm lăng mộ đá tại Đá Tâm Nguyện
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Quy trình đúc tượng đồng của Công ty Đồng Truyền Thống

Trong xã hội hiện đại, việc bảo tồn văn hóa luôn là điều mà nhiều người quan tâm. Với sứ mệnh làm sống lại các giá trị truyền thống thông qua nghệ thuật đúc tượng đồng, Đồng Truyền Thống đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường. Với quy trình đúc tượng chuyên nghiệp, đầy sáng tạo đơn vị đã thổi hồn vào những tác phẩm của mình. Hãy cùng khám phá chi tiết các công đoạn để hiểu hơn về dịch vụ đúc tượng đồng tại đây.

Quy trình đúc tượng đồng của Công ty Đồng Truyền Thống

TIN MỚI

Return to top