ClockChủ Nhật, 30/08/2020 07:36

Đặc sản nội vùng

TTH - Thanh thoát và ngọt dịu. Đó là cảm giác của tôi khi thưởng thức múi cam vừa chín tới mà người ở vườn cam Nam Đông mời khách. Mới chớm thu, cam trên vườn đa phần còn xanh, phải chừng hơn tháng nữa chúng mới bắt đầu vào vụ. Dù vậy, những chùm cam lúc lỉu vẫn làm khách thích mê…

Thanh trà trứ danh Thủy Biều vào mùaThanh trà Nam Đông bội thuThăm vườn cam Nam Đông

Từ những ngày đầu dò dẫm với không ít sự trả giá, đến việc cam được Nam Đông xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực là cả một câu chuyện dài. Một nhãn hiệu tập thể được xây dựng, bao gồm quả cam tươi, cây cam giống và dịch vụ mua bán đã được huyện xác lập và công bố vào đầu tháng 10 năm 2019. Điều này mở ra một hướng phát triển vùng cây ăn quả mới trên huyện miền núi cao. Trong đó, điểm mấu chốt nhất vẫn là chất lượng của giống cam - thành tố quan trọng nhất để nhận diện đặc sản và vùng đặc sản.

Thực ra, những gì đã làm để nhận diện cam Nam Đông, cũng mới chỉ là những thành quả ban đầu. Chính quyền địa phương hiện đang nỗ lực rất nhiều để có thể mở rộng diện tích trồng cam từ 130 ha lên 200-250 ha. Vấn đề cơ bản ở đây là người dân đã được hưởng lợi rất nhiều từ cam. Tự họ cũng đang tìm cách mở rộng các vườn cam của mình khi doanh số vào mùa cam khoảng 400 triệu đồng/ha. Những thửa đất trồng keo đang được san ủi, bật gốc, làm lại đất, chuẩn bị cho mùa trồng cam mới đã mình chứng điều này.

Trên xe xuôi vườn cam, chị Lê Thị Thu Hương, Bí thư Huyện ủy cho hay, vào mùa, rất khó chạy xe vào vườn vì dòng người đến mua cam quá đông. Chị kể có lần vào đến nửa đường phải quay ra vì biết mình “đọ” không lại với bà con đang kiên nhẫn chờ đến lượt cả một hàng dài. Cơ mà vẫn vui – chị bảo – chỉ tiếc là cam Nam Đông chưa thể “phủ sóng” rộng rãi hơn vì mới cơ bản đáp ứng được nhu cầu của bà con nội vùng. Quả mới chín đã hết, nói gì xuống chợ hay đi xa hơn vào những nhà hàng cao cấp ở Huế và những nơi khác. Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho bà con là điều đang được làm, nhưng để đặc sản cam Nam Đông có thể trở thành hàng hóa lại là một câu chuyện khác nữa, nhất là khi cây cam sống tốt, chất lượng đảm bảo thì chỉ có Hương Hòa, Hương Giang và Hương Phú (nay là Hương Xuân).

Trong một biên độ rộng, đặc sản không chỉ là sản vật (sản phẩm, hàng hóa) có nhiều điểm đặc biệt, mang tính đặc thù, riêng có của một vùng/miền nào đó, mà phải là một phần của khái niệm mua bán hàng hóa địa phương và nền kinh tế địa phương; cũng không chỉ đơn thuần là một khái niệm địa lý, dù những sản phẩm này có chứa những chỉ dẫn địa lý về vùng, miền, quốc gia nó xuất xứ. Đặt trong biên độ này, có thể nhận thấy điểm tích cực của cam Nam Đông qua sự định danh và nhận diện, cũng như tiềm năng để có thể mở rộng hơn ở tương lai. Điểm giới hạn là ở chỗ, mức độ phổ quát trong tiêu dùng còn hạn hẹp do cung chưa đủ cầu. Việc tiêu thụ nội vùng một mặt cho thấy mức sống và “độ khát” của bà con đã cao hơn hẳn. Vấn đề là ở chỗ, làm thế nào để đặc sản cam Nam Đông trở thành hàng hóa, và khi trở thành hàng hóa, phải bảo đảm được các chuẩn đã được xây dựng ở nhãn hiệu tập thể.

Chúng ta có rất nhiều đặc sản. Có những thứ có thể đã trở thành phổ biến và dễ tìm khi đến Huế hoặc đem về từ Huế, nhưng cam Nam Đông, thanh trà Huế, trà rau má hay rượu vang vả… cho đến bây giờ vẫn đang là đặc sản diện hẹp, dù chúng có những nội hàm khác nhau về nguyên nhân. Việc nhân diện để phổ quát hơn, chừng như vẫn đang còn chờ một liệu pháp đủ mạnh?

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thanh tao mứt vỏ thanh trà

Tôi nhớ lần đầu tiên mình thử món ăn này là vào Lễ hội Thanh trà Thủy Biều 2022, tôi đi giữa những gian hàng màu xanh óng ánh, lúc lại vàng ươm của loại trái cây đặc sản này. Khi ra về, tôi chọn cho mình một túi mứt vỏ thanh trà nho nhỏ. Cho đến giờ, hương vị của thức quà mộc mạc ấy vẫn còn vương mãi.

Thanh tao mứt vỏ thanh trà
Phát triển kinh tế từ cây đặc sản

Bằng sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi, chị Đặng Thị Trai Dung (sinh năm 1963), tổ dân phố Lương Quán, phường Thủy Biều, TP. Huế đã phát triển kinh tế gia đình nhờ vào trồng cây đặc sản thanh trà, bưởi của địa phương. Chị cũng rất nhiệt tình tham gia công tác hội và các phòng trào của địa phương.

Phát triển kinh tế từ cây đặc sản
“Góc Huế” tại AEON MALL

Trung tâm thương mại AEON MALL Huế đã tạo nên sức hút lớn trong những ngày đầu mở cửa đón khách, khi lượng khách đến đây tham quan, mua sắm rất sôi động. Cùng với các thương hiệu nổi tiếng, không gian văn hóa địa phương (Local Corner) tạo dấu ấn rất riêng không chỉ cho trung tâm thương mại này, mà còn là điểm nhấn thể hiện sự đồng hành của chính quyền và các sở, ban, ngành trong hành trình đưa sản phẩm Huế đến gần với các chuỗi cung ứng lớn.

“Góc Huế” tại AEON MALL
“Săn” cá bống suối

Hôm đến xã Hồng Thủy xa xôi của huyện biên giới A Lưới, tôi gặp hình ảnh dưới dòng suối uốn lượn giữa núi rừng, người phụ nữ Pa Cô đang mải miết “săn” cá bống. Mồ hôi ướt lưng chiếc áo cũ, dệt bằng vải zèng truyền thống, nhỏ giọt trên đôi má hồng rực lên dưới nắng. Nụ cười cũng rạng rỡ như nắng và mộc mạc, hiền lành như lá rừng. “Bức tranh” thật đẹp khiến chúng tôi không thể nào không “chốt” cái hẹn ngược suối.

“Săn” cá bống suối
Thơm thơm nắng thanh trà

Tôi vẫn nhớ cái khung cửa gỗ nâu bóng nơi chái nhà phía tây của ngoại ngó sang nhà mụ Tép. Mụ là em gái của ngoại, vui chuyện và lành. Tôi chán học bài và trốn mẹ sai việc vặt là kiếm cớ chạy tắt vườn sau qua nhà mụ. Mụ có một vườn thanh trà. Mùa xuân lá non và trổ hoa thơm tận bờ rào. Màu hoa trắng ngần giản dị, thuần khiết nhẹ nhõm trong sương mai. Mùa quả chín cũng nhằm mùa sinh của tôi. Là mùa tôi sung sướng đến mức đêm ngủ chỉ mong trời mau sáng. Tôi tót sang nhà mụ doái chân soi chiếc tổ chim có thêm quả trứng nào không và ngửa cổ đếm từng chùm thanh trà mỗi ngày một nặng và trĩu xuống.

Thơm thơm nắng thanh trà

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top