ClockThứ Sáu, 12/03/2021 06:33

Giải bài toán đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp để ổn định phát triển kinh tế

TTH - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đã chỉ đạo như vậy khi làm việc với Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Phong Điền và các phòng, ban liên quan của huyện về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác chuẩn bị bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp chiều 11/3.

Không để lỡ mùa vụ của nông dânTập trung hỗ trợ các sản phẩm làng nghề và OCOPHiệu quả từ tái cơ cấu nông nghiệp

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (giữa) thăm quy trình chăn nuôi tại Công ty TNHH MTV Quế Lâm miền Trung

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Báo cáo tại buổi làm việc của Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Đình Bách cho thấy, vụ đông xuân 2020 -2021, toàn huyện gieo cấy 5.010 ha lúa, 1.011 ha sắn và 830 ha lạc. Tuy nhiên, có 545,88 ha sắn bị bệnh khảm lá. Hiện nay, UBND huyện đã và đang phối hợp với Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế tổ chức kiểm tra, xác định tỷ lệ để có chính sách hỗ trợ người dân. UBND huyện cũng đã chỉ đạo các địa phương tập trung vận động người dân xử lý, tiêu hủy đối với các diện tích sắn bị bệnh.

Do ảnh hưởng của các đợt bão lũ vừa qua đã làm thiệt hại khoảng 405 ha cây ăn quả trong toàn huyện. UBND huyện đang thống kê, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ giống để người dân tái sản xuất. Đồng thời, khảo sát vùng quy hoạch để phát triển cây ăn quả có giá trị lên khoảng 1.200 ha. Thực hiện chương trình OCOP, đến nay huyện có 3 sản phẩm được tỉnh đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận; trong đó, có 1 sản phẩm 4 sao (gạo hữu cơ An Lỗ, Phong Hiền) và 2 sản phẩm 3 sao (thanh trà Phong Thu và rượu Ô lâu Phong Chương). Riêng sản phẩm ném Điền Môn sẽ đánh giá phân hạng cấp tỉnh trong thời gian tới. Dự kiến năm 2021, sẽ tiếp tục hỗ trợ chuẩn hóa 5 sản phẩm OCOP gồm: Các sản phẩm chiết xuất từ cây hoa Atiso đỏ, dầu tràm, dầu lạc Phong Sơn, đệm bàng Phò trạch và bưởi da xanh.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu kiểm tra sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Công Thành

Chủ động liên kết để phát triển

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đánh giá cao những nỗ lực cố gắng mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Phong Điền đã đạt được, nhất là khắc phục hậu quả trong lĩnh vực nông nghiệp; chuẩn bị tốt công tác chuẩn bị bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp. Đồng thời khẳng định, huyện cần triển khai thật cụ thể các chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đạt kết quả cao nhất; tập trung giải phóng mặt bằng để phát triển công nghiệp và du lịch, dịch vụ; tính toán lại nguồn nhân lực địa phương để giải quyết tốt công ăn, việc làm, tăng giá trị kinh tế. Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đề nghị, huyện cần giải bài toán đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp để ổn định phát triển kinh tế. Muốn vậy, huyện cần chủ động liên kết với một số công ty làm ăn có quy mô ở lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ để tăng giá trị sản xuất, nâng cao mức sống người dân.

Đến thăm, kiểm tra mô hình sản xuất nông nghiệp ở Công ty TNHH MTV Quế Lâm Miền Trung (xã Phong Thu), Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, phòng, ban chuyên môn của huyện cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp phát triển. Huyện cần nghiên cứu để phối hợp, liên kết với công ty sản xuất lúa, cây ăn quả. Mục đích cuối cùng là không chỉ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, mà còn tạo công ăn, việc làm ổn định cho người dân.

Sau khi thực địa mô hình chiết xuất tinh dầu thảo dược ở Công ty cổ phần đầu tư phát triển Công Thành (xã Phong Sơn), Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đề nghị các sở, ban, ngành của tỉnh và chính quyền địa phương tạo cơ chế, chính sách thông thoáng để doanh nghiệp phát triển; đồng thời, giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp hiện đang gặp phải.

Công tác chỉ đạo bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã và đang được huyện Phong Điền triển khai tích cực. Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, Thường trực HĐND cấp huyện và Thường trực HĐND các xã, thị trấn điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Theo đó, số lượng đại biểu HĐND huyện bầu theo quy định là 30 người; đơn vị bầu cử là 10, số lượng hiệp thương lần thứ nhất là 60 người. Số lượng đại biểu HĐND các xã, thị trấn được bầu là 397 người, số đơn vị bầu cử là 101; số lượng hiệp thương lần thứ nhất là 802 người.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Return to top