ClockThứ Ba, 08/10/2019 06:30

Giống trồng rừng thân thiện với môi trường

TTH - Sử dụng giống thân thiện với môi trường (TTVMT), hướng đến trồng rừng bền vững có chứng chỉ FSC là mục tiêu của mùa trồng rừng mới.

Trồng 221 ha keo bằng giống thân thiện môi trườngPhát triển rừng bền vững, thân thiện môi trường

Các giống cây trồng rừng được lựa chọn theo hướng thân thiện với môi trường. Ảnh: Huy Nguyễn

Từ ý thức người dân

Sau khi thu hoạch cách đây 3 tháng, ông Hồ Đức Lăng ở khu tái định cư Bến Ván, xã Lộc Bổn (Phú Lộc) tranh thủ đốt thực bì, cải tạo đất để trồng mới hơn 3 ha rừng keo lai. Trước khi bước vào vụ trồng rừng, ông Lăng liên hệ với các đơn vị sản xuất, cung ứng để mua giống TTVMT.

Từ khi tỉnh phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, nói không với chai nhựa, túi nilon, ông Hồ Đa Thê, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Lâm nghiệp Hòa Lộc, xã Lộc Bổn cùng với đội ngũ cán bộ HTX đến tận các hộ thành viên để tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nguồn giống TTVMT, đưa vào sản xuất.

Ông Thê đánh giá, qua các đợt tuyên truyền, vận động, người dân đã ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, có nhu cầu dùng giống keo TTVMT bằng túi bầu tự hoại.

Ngành lâm nghiệp tỉnh phối hợp với các đơn vị sản xuất, cung ứng giống đưa vào gieo ươm các giống keo TTVMT; phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động người dân sử dụng cây giống lâm nghiệp bằng túi bầu tự hoại. Nguồn giống mới này từng bước thay thế sử dụng giống trồng trong túi polyetylen (PE) nhằm cải thiện đất đai, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ông Huỳnh Tăng Quang, Giám đốc Công ty TNHHMTV Vũ Minh (Công ty Vũ Minh) là đơn vị đầu tiên của tỉnh đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất giống cây lâm nghiệp TTVMT tại xã Lộc Tiến (Phú Lộc). Theo đó, công ty đã chế tạo túi bầu tự hoại, với nguyên liệu 100% chất hữu cơ phụ phẩm nông nghiệp như: mùn cưa, dăm gỗ, vỏ trấu, xơ dừa, vỏ đậu...

Áp dụng công nghệ mới, Công ty Vũ Minh đã gieo ươm thử nghiệm thành công hơn 500 ngàn cây giống keo lai mới tiên tiến như dòng BV10, BV16, BV32, BV33; sản xuất hàng triệu cây giống lâm nghiệp TTVMT,  đáp ứng khoảng 40% nhu cầu giống toàn tỉnh.

Công ty Vũ Minh phấn đấu mỗi năm sản xuất khoảng 10 triệu cây giống TTVMT. Ngành nông nghiệp hướng dẫn, hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho các HTX lâm nghiệp bền vững sản xuất giống tại chỗ nhằm cung ứng nhu cầu trồng trên địa bàn toàn tỉnh, bình quân mỗi năm khoảng 6.000-7.000 ha.

Nhân rộng rừng gỗ lớn gắn với đầu ra

Nhận thấy trồng rừng gỗ lớn (RGL) có chứng chỉ FSC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững) lợi nhuận cao hơn hẳn so với rừng trồng thông thường, ông Trần Đình Thao ở xã Phong Mỹ (Phong Điền) chuyển sang trồng RGL có chứng chỉ FSC với diện tích 3 ha.

Ông Thao nhẩm tính, chu kỳ của mô hình trồng rừng gỗ nhỏ chỉ 4 năm, thậm chí 3 năm có thể thu hoạch, sản lượng chỉ đạt bình quân 85 tấn sản phẩm/ha, có giá trị từ 80-100 triệu đồng/ha. Trong khi RGL có chứng chỉ FSC với thời gian trồng 8 năm đạt trên 200 tấn sản phẩm/ha, có giá trị 250-300 triệu đồng/ha. Lợi nhuận mỗi ha RGL cao hơn 100 triệu đồng/ha so với trồng rừng gỗ nhỏ.

Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 7.7000 ha RGL; trong đó có hơn 4.000 ha có chứng chỉ FSC. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020, phát triển 13 ngàn ha RGL, trong đó tỷ lệ rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC là 40% so với diện tích RGL.

Cuối năm 2018, HTX Lâm nghiệp Bền vững Phong Mỹ được thành lập với 26 thành viên là hộ gia đình và doanh nghiệp nhằm hướng đến nhân rộng diện tích RGL có chứng chỉ FSC. Từ khi mới thành lập, diện tích rừng của các thành viên là 362 ha; trong đó có 204 ha rừng trồng có chứng chỉ FSC, đến nay hầu hết diện tích đều đã đăng ký RGL có chứng chỉ FSC.

Đến nay toàn tỉnh đã thành lập 16 HTX lâm nghiệp bền vững. Các HTX được thành lập với mục tiêu vì lợi ích của thành viên, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các hộ thành viên, người dân chuyển sang trồng RGL có chứng chỉ FSC.

Ông Võ Văn Dự, nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đánh giá, qua thời gian triển khai mô hình trồng RGL có chứng chỉ FSC đã thu hút nhiều hộ trồng rừng tham gia. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 7.700 ha RGL của các hộ cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp. Đến cuối năm nay, dự kiến diện tích RGL toàn tỉnh có thể đạt 8.000 ha.

Công ty Chế biến gỗ Minh An (tại TX. Hương Thủy) - thành viên của Công ty Scansia Pacific ở Đồng Nai là đơn vị bao tiêu sản phẩm cho các hộ tham gia trồng RGL, chứng chỉ FSC trên địa bàn tỉnh.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Công ty Chế biến gỗ Minh An, thời gian đầu (năm 2017) công ty chỉ mua 3.900m3 gỗ có FSC, đến năm 2018 đã thu mua 10.665m3 và dự kiến năm nay sẽ thu mua gần 20.000m3.

Chủ tịch HĐQT Công ty Scansia Pacific Nguyễn Chiến Thắng thông tin, để có vùng nguyên liệu ổn định cung cấp cho các nhà máy, Scansia Pacific đã hình thành nhóm hỗ trợ kỹ thuật, vốn sản xuất cho các hộ tham gia trồng RGL có chứng chỉ FSC.

Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Vì một Đông Ba xanh - sạch - sáng

Sau gần 5 năm triển khai và tạo hiệu ứng tích cực từ phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chủ nhật vì cộng đồng” trên địa bàn chợ Đông Ba, Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba vinh dự là đơn vị điển hình tiêu biểu được thành phố tuyên dương trong phong trào xây dựng TP. Huế “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc” giai đoạn 2020 - 2024.

Vì một Đông Ba xanh - sạch - sáng
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Return to top