ClockThứ Năm, 12/12/2019 07:00

Mượn đất “vàng” trồng hoa tết

TTH - Hàng ngàn chậu hoa cúc phục vụ thị trường tết được nông dân trồng ngay ngắn trên những lô đất được cắm mốc, quy hoạch ở các khu tái định cư thuộc xã Thủy Vân (TX. Hương Thủy). Mỗi lô đất giá tiền tỉ bỏ không được nông dân “mượn” để trồng hoa, cho thu nhập cao vào những tháng giáp Tết Nguyên đán từ nhiều năm qua.

Tất bật lo vụ hoa Tết

Các lô đất “vàng” ở Thủy Vân được người dân tận dụng để trồng hoa tết cho thu nhập cao từ nhiều năm qua

Vừa trồng hoa, vừa giữ đất

Những ngày này, không khí tất bật trên cánh đồng hoa Thủy Vân. Người tưới nước, người miệt mài cắm vè cho từng chậu hoa. Vườn hoa cúc hơn 500 cặp kéo dài trên nhiều lô đất được cắm mốc, liền kề nhau của ông Nguyễn Văn Thành (thôn Vân Thê, xã Thủy Vân) chuẩn bị chớm nụ nên công việc bận rộn hơn để đảm bảo cho hoa ra đúng dịp Tết Nguyên.

Nhà ở cách vườn chừng một cây số, ông Thành kể, từ 4 năm trước, khi thấy những lô đất được phân lô, cắm cọc bị bỏ trống nên đã “mượn” để trồng hoa tết. “Thấy đất bỏ trống phí quá nên tui mượn những lô đất này để trồng hoa cúc vào dịp tết. Thật ra mình không biết những lô đất này của ai, nhưng mình tâm niệm rằng vừa trồng hoa, vừa giữ đất cho người ta, đảm bảo môi trường xung quanh vệ sinh sạch đẹp”, ông Thành kể.

Nếu thời tiết từ nay đến giáp tết thuận lợi, sau khi trừ hết các chi phí, vườn hoa của ông Thành có thể kiếm lời từ 50 – 70 triệu đồng. Vụ hoa những năm trước gia đình ông cũng kiếm được chừng đó tiền lời, không chỉ trang trải trong dịp tết mà còn dành dụm để lo những việc lớn quanh năm.

“Trồng hoa ở đây rất tiện. Đã không tốn tiền thuê đất đã đành, đường sá lại còn được quy hoạch ngăn nắp, bê tông tận tới vườn. Vì thế, đến khi ra hoa người mua cho xe vô chở tận vườn, rất tiện lợi lại đỡ tốn kém chi phí”, ông Thành hào hứng.

Hầu hết hộ dân trồng hoa trên các lô đất tiền tỉ này chỉ tốn công chăm bón là chính. Bởi những lô đất “vàng” này nằm cạnh trục đường lớn nối từ cầu vượt Thủy Dương về nên rất tiện việc mua bán, không cần thuê lô, sạp ở chợ hoa tết. Bên cạnh đó, hoa được các thương lái từ Quảng Trị, Quảng Bình vào mua với số lượng lớn, số còn lại được người chơi trong vùng tới mua tận vườn.

Nông dân Nguyễn Công Quang cũng là người dân Thủy Vân, và có thâm niên 3 năm trồng hoa ở những lô đất “vàng” ở khu quy hoạch này khấp khởi vui sướng khi hơn 400 chậu cúc của mình phát triển tốt. Trước kia khu đất này là đồng ruộng, sau thành khu quy hoạch dân cư mới và được phân thành nhiều lô để đấu giá. Thế nhưng sau đó, người trúng đấu giá chưa có nhu cầu xây nhà nên bỏ hoang. Công việc bấp bênh, thấy vậy anh Quang tiếc quá nên cũng “mượn” hơn 5 lô liền kề nhau để trồng hoa.

“Trồng ở đây rất tiện. Trồng tại chỗ, bán tại chỗ, tiết kiệm hàng chục triệu tiền thuê mặt bằng, thuê xe, nhân công vận chuyển”, anh Quang nói với lợi thế khi được trồng hoa trên các lô đất “vàng” và cũng lo lắng không biết chừng nào những chủ nhân của các lô đất về xây nhà.

Tận dụng để phát triển kinh tế, tăng thu nhập

Không riêng gì ông Thành, anh Quang mà có hàng chục nông dân khác mượn đất canh tác vụ hoa tết từ nhiều năm qua trên các lô đất “vàng”. Người dân trong vùng cho biết, đất ở đây nguyên thủy là đất ruộng, sau này được độn lên để phân ra thành nhiều lô ngay ngắn với diện tích từ hơn 100 – 200m2/lô, và đến thời điểm hiện tại có giá từ 15-20 triệu đồng/m2. Chủ nhân của những lô đất này có người ở gần, người ở xa nhưng khi chứng kiến cảnh nông dân “mượn” những lô đất của mình để trồng hoa tết ai cũng tỏ ra ủng hộ, hài lòng.

“Thay vì để trống cây cối mọc um tùm, vừa nhếch nhác, vừa gây mất mỹ quan nên khi thấy người dân “mượn” đất để trồng hoa tôi ủng hộ. Người trồng vừa có thu nhập, lại vừa giữ đất giúp mình, chừng nào mình có ý định bán, cho thuê hay xây nhà thì báo trước với họ, ai cũng vui lòng thôi mà”, người này chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch UBND xã Thủy Vân, hiện trên địa bàn xã có 3 khu tái định cư với gần 100 lô đất đã có chủ thông qua đấu giá. Tuy nhiên, phần lớn những chủ đất chưa có ý định xây nhà và người dân địa phương tranh thủ “mượn” những lô đất như thế để trồng hoa. Ông Trung cho rằng, những năm qua diện tích đất nông nghiệp của xã bị thu hồi nhiều nên người dân ở đây tận dụng những lô đất này để phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

Hiện có khoảng 30 hộ nông dân tận dụng những lô đất trong các khu tái định cư để trồng hoa tết. Mỗi vụ hoa như thế cũng cho thu nhập khá cao. “Địa phương ủng hộ và luôn kiểm soát, đảm bảo không ảnh hưởng đến cảnh quan và vệ sinh môi trường xung quanh trong quá trình trồng hoa”, ông Trung nhấn mạnh.

Bài, ảnh: PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
Hủy thông báo mời quan tâm dự án nhà ở xã hội

Ngày 23/10, Sở Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) cho biết đã có thông báo về việc huỷ thông báo mời quan tâm dự án có sử dụng đất Dự án nhà ở xã hội (NOXH) tại khu đất XH1 thuộc Khu B - Đô thị mới An Vân Dương.

Hủy thông báo mời quan tâm dự án nhà ở xã hội
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top