ClockThứ Năm, 14/12/2017 08:43

Năm 2018 sẽ có Nghị định về nông nghiệp hữu cơ

Hiện dự thảo đã được trình Bộ Tư pháp để thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1/2018.

Đầu tư xây dựng tổ hợp sản xuất, chế biến nông sản hữu cơHào hứng với lúa hữu cơ

“Năm 2018 sẽ có Nghị định về nông nghiệp hữu cơ”. Đó  là thông tin được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ với các cơ quan báo chí tại cuộc họp diễn ra chiều 13/12 tại Hà Nội.  

Diễn ra trong 2 ngày từ 15-16/12, đây là lần đầu tiên “Diễn đàn quốc tế nông nghiệp hữu cơ” được tổ chức tại Việt Nam. Dự kiến, sẽ có 400 đại biểu trong nước và quốc tế là các chuyên gia, hiệp hội ngành hàng và 27 tổ chức quốc tế, đại sứ quán của các nước tại Việt Nam tham dự Diễn đàn. Sự kiện được kỳ vọng là cơ hội để các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm về những định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ thời gian tới ở Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng xong dự thảo "Nghị định về quản lý nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ”. Hiện dự thảo đã được trình lên Bộ Tư pháp để thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành cuối tháng 12 năm nay hoặc đầu tháng 1/2018.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, năm 2018 sẽ có Nghị định về nông nghiệp hữu cơ

Ngay sau khi Nghị định được ban hành, Bộ sẽ xây dựng “Đề án về nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam”. Đây sẽ là những cơ sở pháp lý quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ, cung cấp sản phẩm thực phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, cũng như để cơ quan quản lý kiểm soát có hiệu quả tình trạng “loạn” thực phẩm nông nghiệp hữu cơ như thời gian qua.

Hơn thế, đó còn là cơ sở quan trọng để nhận biết và tạo niềm tin trong người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm hữu cơ thực sự, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư tham gia thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ.

Trong Dự thảo Nghị định có nội dung là tổ chức chứng nhận, dán nhãn, công bố tiêu chuẩn cụ thể, đồng thời có quy định về dán nhãn, giám sát, kiểm tra và chính sách khuyến khích nông nghiệp hữu cơ. Điều mong muốn của ban dự thảo là khi công bố, dán nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thì đây là cơ sở để doanh nghiệp và các cửa hàng bán sản phẩm hữu cơ khẳng định sản phẩm chất lượng.

“Về tổ chức chứng nhận, sau Diễn đàn, Bộ sẽ gặp gỡ các tổ chức chứng nhận uy tín của quốc tế để xây dựng giải pháp để trình Chính phủ. Quan điểm của Bộ là chỉ quản lý về lĩnh vực hành chính và chuyên môn, còn về chứng nhận sản phẩm là giao cho các doanh nghiệp có uy tín và kinh nghiệm", Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định.

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chiều hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Hiện cả nước có khoảng 70.000 ha diện tích sản xuất nông sản theo xu hướng hữu cơ như Viet Gap, Global Gap với khoảng 60 Tập đoàn, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Tuy nhiên, ngoại trừ một số tập đoàn lớn như TH, Vinamilk..., có chứng nhận từ các tổ chức quốc tế, còn lại hầu hết là “tự phong”. Đây được coi là “điểm nghẽn” trong việc thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ hiện nay tại Việt Nam.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4: Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển

Nhiều năm qua, Quốc hội đã quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết (NQ), kết luận quan trọng để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế, đặc biệt là NQ số 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 (NQ 38) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là công cụ pháp lý, nền tảng và đòn bẩy quan trọng giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4 Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3: Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân

Bên cạnh việc ban hành các nghị quyết (NQ) đáp ứng yêu cầu phát triển, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thời gian qua tiếp tục được đổi mới. Không chỉ xây dựng các chương trình giám sát phù hợp mà thực tiễn giám sát đã “chạm” đến các vấn đề được cử tri quan tâm. Đặc biệt, các đại biểu HĐND tiến hành chất vấn “nóng” quá trình thực hiện các NQ do HĐND tỉnh ban hành.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3 Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, quê hương, hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đổi mới. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành trên 550 nghị quyết (NQ), trong đó có những NQ đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1 Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top