ClockThứ Tư, 26/02/2020 09:25

Nâng chất lượng liên kết chuỗi giá trị nông sản

TTH - Mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa bền vững đang đặt ngành nông nghiệp trước nhiều nguy cơ tác động bởi thiên tai, dịch bệnh, thị trường...

Doanh nghiệp nỗ lực kết nối thị trường mớiĐổi mới công nghệ để mở rộng thị trường

 Mô hình chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ của Quế Lâm

Liên kết an toàn

Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng gần 80% tổng đàn, các hộ chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị với Tập đoàn Quế Lâm vẫn “sống” khá tốt. Ngoài hỗ trợ người dân bao tiêu sản phẩm thịt, công ty còn hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật đối phó với dịch bệnh.

Liên kết với công ty, hộ ông Nguyễn Văn Lịch, xã Phong Thu (Phong Điền) vẫn duy trì hệ thống chuồng nuôi 60 con lợn thịt, 10 con lợn nái dù trên địa bàn, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, bỏ trống chuồng do ảnh hưởng dịch.

Ông Lịch cho hay: "Ngoài phát triển chăn nuôi an toàn, hiệu quả, tôi tận dụng nguồn phân hữu cơ từ chăn nuôi bón cho 2 ha cây thanh trà và bưởi da xanh, giảm chi phí mua phân hữu cơ, vừa nâng cao hiệu quả canh tác; đồng thời hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường".

Mô hình liên kết 2 đối tác (nông dân, hợp tác xã- doanh nghiệp) không qua trung gian như Quế Lâm triển khai tạo động lực lớn cho người dân trong phát triển sản xuất, giám sát quá trình nuôi, dễ truy suất nguồn gốc.

Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt cũng đang thực hiện mô hình liên hết với nông dân, tạo vùng nguyên liệu, kiểm soát quy trình sản xuất, tham gia chế biến sản phẩm nhằm tăng giá trị nông sản, tạo công ăn việc làm cho nông dân. Từ quy mô ban đầu 5 lao động, đơn vị đã tạo công ăn việc làm cho 34 lao động, liên kết với gần 500 hộ dân, 32 cửa hàng giới thiệu sản phẩm tham gia chuỗi liên kết.

Bà Nguyễn Thị Huệ, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt thông tin, đang hợp tác với huyện Phong Điền chuyển đổi sang phương thức canh tác hữu cơ cho 42 ha bưởi da xanh của địa phương. Sau 1 năm chuyển đổi, sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc, giá thu mua tại vườn tăng lên gấp đôi. Công ty cũng đã hợp tác với HTX NN An Lỗ sản xuất trên 22 ha lúa hữu cơ/vụ, với giá thu mua từ 9,5 ngàn đồng đến 11 ngàn đồng...

Chất lượng là yếu tố quan trọng

Hình thức liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn không thiếu, tuy nhiên mối quan hệ này chưa thật sự bền vững. Chuyện một DN ở Quảng Điền ký hợp đồng bao tiêu nghệ cho người dân, đến ngày thu hoạch lại lấy lý do chưa hoàn thiện dây chuyền nên chưa thu mua khiến người dân một phen lao đao là một ví dụ.

Hay câu chuyện cân bằng lợi ích giữa DN, người dân trong liên kết của ông Hồ Đăng Nhàn, phường Hương An (Hương Trà) là một trăn trở. 

Theo ông Nhàn, năm 2018, UBND TX. Hương Trà, Phòng Kinh tế thị xã kết nối với Công ty Mầm Xanh (chuyên chế biến hành sấy để cung cấp cho nhà máy mỳ ăn liền) đặt vấn đề ký kết bao tiêu sản phẩm hành lá của địa phương. Tuy nhiên, giá DN đưa ra thấp hơn so với giá thị trường (giá thị trường bình quân 10 ngàn đồng/kg nhưng giá thu mua của DN chỉ 7.000 đồng). So với công sức của người dân bỏ ra để sản xuất theo quy trình VietGAP thì mức giá này chưa tương xứng nên người dân không đồng thuận.

Theo Giám đốc Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt, liên kết bền vững là liên kết mà cả người dân và DN đều hưởng lợi và cả hai phải cùng hướng tới một mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa thương hiệu sản phẩm vươn xa.

“Sản phẩm của Huế Việt và bà con nông dân đang sản xuất theo hướng hữu cơ, có sự giám sát từ nhiều phía, kể cả chính quyền địa phương và các tổ chức. Tuy nhiên, để có được giấy chứng nhận an toàn hay chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm là điều quá khó khăn. Thiếu giấy "thông hành" nên dù sản phẩm làm ra mất nhiều công sức, chất lượng tốt nhưng đầu ra vẫn rất hạn chế”, bà Nguyễn Thị Huệ chia sẻ.

Một điều hiển nhiên, khi hình thành chuỗi giá trị sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu sản phẩm do DN có vùng nguyên liệu ổn định, có điều kiện thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng và thông tin thị trường để điều chỉnh sản xuất; có quy mô sản phẩm đủ lớn, chất lượng sản phẩm đồng nhất và cung cấp thường xuyên.

Theo ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, chuỗi giá trị thực chất là tổng thể các hoạt động liên quan đến một ngành hàng nông sản bao gồm các hoạt động có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, tổ chức sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thay vì xây dựng các chuỗi giá trị thông thường, DN, các chủ cơ sở bày bán cần xây dựng chuỗi giá trị theo hướng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Nghĩa là quá trình liên kết sẽ được kiểm soát tất cả các khâu, từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ sản phẩm như: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt đến thu gom, sơ chế, giết mổ, chế biến, đóng gói, vận chuyển và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các công đoạn đều áp dụng chương trình quản lý chất lượng, kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm toàn bộ chuỗi, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, có cam kết về đảm bảo an toàn… Mục đích cuối cùng là tạo sản phẩm an toàn thực phẩm, có khả năng truy xuất nguồn gốc.

"Để thực hiện được điều này, bên cạnh hỗ trợ xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn VietGAP, chi cục đã tiến hành lấy mẫu 3 vùng sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ chứng nhận nông nghiệp hữu cơ. Hiện, kết quả các mẫu đất, nước… đều cho thấy đảm bảo các tiêu chí xây dựng vùng nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, năm nay, chi cục sẽ đầu tư hoàn thiện quy trình, hỗ trợ chứng nhận hữu cơ cho vùng gạo hữu cơ của HTX NN An Lỗ, măng tây Phú Lộc, thanh trà Phong Thu và mở rộng cho các vùng hữu cơ khác trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu liên kết chuỗi bền vững cho người dân, DN", ông Khoa thông tin.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Nâng chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án

Ngày 5/4, tại TP. Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại Đà Nẵng tổ chức hội nghị Chánh án TAND 3 cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Phạm Quốc Hưng cùng hơn 200 đại biểu.

Nâng chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án
Return to top