ClockThứ Tư, 18/10/2017 12:36

Giữ và phát huy giá trị nông thôn mới

TTH - Ông Phạm Quyền, Phó Chánh văn phòng Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đánh giá: Đến cuối năm 2016, trong tổng số 92 xã trên địa bàn tỉnh được đầu tư thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã có 23 xã đạt chuẩn NTM. Giai đoạn 2011-2016, toàn tỉnh huy động các nguồn vốn đầu tư cho chương trình này là 5.119 tỷ đồng.

Cải thiện kết cấu hạ tầng

Chị Phạm Thị Hòa ở thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú (Quảng Điền) phấn khởi cho biết, từ xây dựng NTM,  đường liên thôn, liên xã, đê nội đồng ở địa phương được xây mới, thuận lợi cho người dân đi lại.

Người dân Quảng Phú bê tông giao thông nông thôn

Theo ông Phan Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, kết cấu hạ tầng đã cơ bản, nhưng làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất là điều địa phương trăn trở.

Từ khi triển khai xây dựng NTM đến nay, Quảng Phú đã chuyển đổi hơn 15 ha đất chuyên trồng lúa sang trồng các loại hoa màu cho thu nhập trên 100 triệu đồng trở lên/ha, triển khai các mô hình nuôi gà, lợn bằng đệm lót sinh học, nuôi bồ câu Pháp cho thu nhập khá, trồng mía cho thu nhập 300 triệu đồng/ha, trồng đậu lạc cho thu nhập ổn định... Từ xã khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, đến khi đạt chuẩn NTM chỉ còn 4,43%, không còn hộ ở nhà tạm bợ, thu nhập bình quân đầu người trên 30 triệu đồng/năm.

“Cán đích” NTM được xem là “bước ngoặt” lớn đối với Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân xã Phú Thuận (Phú Vang). Đời sống vật chất và tinh thần của người dân thay đổi hẳn khi kết cấu hạ tầng trên địa bàn được xây dựng hoàn thiện, kinh tế, xã hội có bước chuyển mình. Cơ sở vật chất trường học được xây dựng đảm bảo cho con em đến trường. Nhà văn hóa xã, thôn được xây mới rộng rãi.

Ông Nguyễn Quang Dân, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận thông tin: Hầu hết các hộ đều có điều kiện xây nhà kiên cố, khang trang; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm 2016 đạt 37 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 4%.

Gắn với phát triển kinh tế

Theo ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, kinh tế biển, trọng tâm là đánh bắt xa bờ (ĐBXB) được xác định là tiềm năng lớn mà Phú Thuận phát huy. Chỉ trong vòng 3 năm, tại địa phương có hàng chục chiếc tàu ĐBXB được đóng mới, cải hoán; tăng cường đội tàu ĐBXB, gắn với nghề chế biến mắm, nước mắm và các dịch vụ hậu cần nghề cá, như kinh doanh xăng dầu, cấp đông hải sản, nước đá, thực phẩm.

“Khi kinh tế, đời sống người dân ổn định, phát triển chính là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương vận động nguồn lực tiếp tục nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng các công trình công cộng, giao thông, trường học; theo đó mới gìn giữ và phát huy giá trị NTM tại địa phương. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã trên 40 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 1-2% là hoàn toàn có cơ sở”, ông Tùy tự tin.

Bí thư Đảng ủy xã Quảng Phú, ông Lê Quang Dựng cho rằng, đạt chuẩn NTM là nỗ lực đáng ghi nhận, nhưng gìn giữ và phát huy mới là điều quan trọng. Ngay sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, địa phương triển khai họp dân, các trưởng thôn, bí thư chi bộ bàn các biện pháp phát huy NTM. Trước hết, chính quyền địa phương tiếp tục huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng hoàn thiện kết hạ tầng, giao thông, thủy lợi trên địa bàn. Các mô hình bảo vệ môi trường được duy trì, triển khai ra quân thu gom rác, dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư theo định kỳ hằng tuần, hằng tháng.

Cùng với bảo vệ môi trường, các công trình giao thông, văn hóa, xã Quảng Phú nỗ lực phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân bằng cách ứng dụng công nghệ mới, đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp. Hai vụ lúa vừa qua, địa phương đưa các giống chất lượng cao như TH5, Iri 352, TH1... vào gieo cấy, năng suất bình quân đạt trên 60 tạ/ha. Tận dụng lợi thế ven sông Bồ, người dân phát triển mô hình nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế. Thời điểm này, trên địa bàn xã có hàng chục hộ nuôi cá diêu hồng với gần 100 lồng, mỗi lồng cho thu nhập trên dưới 25 triệu đồng.

Ông Lê Quang Dựng khẳng định, đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người tại xã Quảng Phú đạt trên dưới 40 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 2% là trong tầm tay.

Năm 2017, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 33 xã, đạt tỷ lệ 32%. Để thực hiện mục tiêu, tỉnh huy động nguồn lực đầu tư 1.300 tỷ đồng.

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi cơ chế đặc thù được phát huy

Các cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 38 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đang trở thành công cụ hỗ trợ phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Khi cơ chế đặc thù được phát huy
Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Đưa sách về với học sinh nông thôn

Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai về các trường học. Không chỉ các trường học trên địa bàn thành phố, mà ngay cả những trường ở nông thôn Thừa Thiên Huế cũng tổ chức các hoạt động về văn hóa đọc, tiêu biểu trong đó là Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh (Hương An, Hương Trà).

Đưa sách về với học sinh nông thôn
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Return to top