ClockThứ Bảy, 09/03/2019 16:47

Cần sớm nâng cấp, sửa chữa công trình đập Thảo Long

TTH.VN - Tại buổi làm việc giữa đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi với Công ty TNHHNN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế về hiện trạng công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long vào sáng 9/3, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi yêu cầu địa phương cần sớm nâng cấp sửa chữa công trình đập ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long để đảm bảo chức năng hoạt động của nó. Làm việc với đoàn còn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng lãnh đạo các đơn vị liên quan.

Đền bù, hỗ trợ ở suối Voi: Cần hài hòa lợi íchHội thi Bí thư chi bộ giỏi thị trấn Phong ĐiềnLàm rõ nguyên nhân một bé trai tử vong ở trạm bơm

  Đoàn công tác kiểm tra tại hiện trường

Nhiều hạng mục hư hỏng, xuống cấp 

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long nằm trên hạ lưu sông Hương, thuộc địa bàn xã Phú Thanh, huyện Phú Vang. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006 và chính thức bàn giao Công ty TNHHNN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý tháng 12 năm 2008. Đây là công trình lớn nhất Đông Nam Á, lần đầu tiên được xây dựng tại khu vực cửa sông, trên nền đất yếu với công nghệ hiện đại; gồm 1 âu thuyền, 15 cửa van, khẩu độ 3,5 m/cửa,  đảm bảo an toàn cho các hoạt động qua lại của tàu thuyền...

Ông Đỗ Văn Đính, Chủ tịch Công ty TNHHNN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh cho biết, công trình đã đưa vào sử dụng gần 13 năm, nhiều hạng mục đã hư hỏng, xuống cấp. Hầu hết các cửa van đều bị rỉ rét, xuống cấp, các thiết bị cơ khí trên công trình bị thủng, ô xy hóa. Hệ thống điện lưới phục vụ vận hành không đảm bảo yêu cầu sử dụng. Các hạng mục, thiết bị liên kết dưới nước, qua quá trình vận hành bị trôi, hoặc hư hỏng. Các thiết bị xi lanh thủy lực nằm phía môi trường nước mặn bị ô xy hóa, không thể xử lý triệt để. Nhiều hạng mục phục vụ quản lý công trình như nhà trạm, các phòng chức năng, hệ thống điện, nước cũng hư hỏng nghiêm trọngcần đầu tư sửa chữa, thay mới nhằm đảm bảo yêu cầu sử dụng.

Nhiều hạng mục của đập hư hỏng nặng 

Công trình không được thiết kế cửa van dự phòng, do vậy nếu sự cố hư hỏng cửa van xảy ra không đóng hoặc mở được thì gây ra hậu quả rất lớn như: mặn xâm nhập, không đảm bảo nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh trong mùa khô, gây ra sự cố công trình liên quan như ngập úng, vỡ đê bao nội đồng các vùng tiêu phía thượng lưu trong mùa lũ…

Có giải pháp tổ chức bố trí kinh phí phù hợp từng giai đoạn

Trước thực trạng nêu trên, Công ty TNHHNN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh tập trung khắc phục hằng năm theo nguồn vốn phân bổ. Tuy nhiên, việc yêu cầu sửa chữa toàn bộ công trình trên trong thời gian đến là hết sức cần thiết. Nếu công trình này hư hỏng sẽ ảnh hưởng lớn đến trên 10.000ha lúa ở thượng lưu, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.

 Công tác vận hành đập gặp nhiều khó khăn

Theo Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Phương, công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long là một công trình thủy lợi trọng điểm của Thừa Thiên Huế, có nhiệm vụ chính là ngăn mặn, giữ ngọt cho hệ thống sông Hương, sông Bồ, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh kinh tế trên địa bàn tỉnh, đồng thời góp phần cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch ở sông Hương và vùng đầm phá Tam Giang. Vì vậy, việc xuống cấp của công trình đặt địa phương trước nhiều thách thức trước tình trạng xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt, nước tưới khu vực Hương Trà, Quảng Điền, Hương Thủy, Phú Vang và TP. Huế. Địa phương rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan Trung ương trong việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa công trình trên.

Qua đi kiểm tra thực tế tại công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi đánh giá cao công tác tổ chức quản lý, khai thác công trình rất hiệu quả của chính quyền địa phương.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi khẳng định, công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long là một công trình có vị trí rất quan trọng đối với địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài việc ngăn mặn, giữ ngọt để phục phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác của địa phương, còn nhiều mục tiêu khác mà công trình mang lại. Tuy nhiên, công trình đã bộc lộ một số dấu hiệu hư hỏng, cần phải tiếp tục đầu tư nâng cấp sửa chữa.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi Nguyễn Văn Tỉnh đề nghị trước mắt chính quyền địa phương tổ chức đánh giá lại hiệu quả đầu tư cũng như xác định một số vị trí hạng mục công trình đã hư hỏng, xuống cấp để có giải pháp tổ chức đầu tư xây dựng, bố trí kinh phí phù hợp trong từng giai đoạn. Đồng thời tiếp tục đầu tư, nghiên cứu nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, khai thác công trình hiệu quả trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế

TIN MỚI

Return to top