ClockThứ Hai, 18/03/2019 20:18

Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại Phong Điền

TTH.VN - Tối 18/3, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y xác nhận thông tin hiện trên địa bàn đã xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi.

Khó khi xử phạt vi phạmHương Thủy tiếp tục ra quân phòng ngừa dịch tả lợn châu PhiKiểm soát nhập lợn vào địa bàn: Xuyên đêm phòng dịch

 Lực lượng chức năng kiểm tra bệnh phẩm

Theo ông Hưng, ổ dịch đầu tiên xuất hiện tại hộ ông Tạ Hồng Uẩn, thôn Hiền An, xã Phong Sơn.

Sau khi phát hiện các triệu chứng bệnh, ngày 17/3, gia đình đã báo với chính quyền địa phương, sau đó, chi cục đã tiến hành lấy mẫu gửi đi xét nghiệm lâm sàng. Kết quả xét nghiệm chiều 18/3 cho thấy, các mẫu bệnh phẩm đều dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Chi cục đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy số lợn bệnh và tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi và vùng lân cận. Đồng thời, lập 2 chốt kiểm soát tiến hành kiểm tra và tiêu độc khử trùng người ra vào vùng phát hiện bệnh; rà soát những nơi mua bán, giết mổ, tiêu thụ thịt lợn để thực hiện không mua bán, giết mổ, tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn thôn Hiền An.

Ông Hưng khuyến cáo, triệu chứng bệnh dịch tả lợn châu Phi khá giống dịch tả lợn cổ điển như: sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, xuất huyết, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, vận động khó khăn… Việc chẩn đoán bệnh khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng, mà cần lấy mẫu xét nghiệm. Vì thế, người dân cần báo ngay với cơ quan chức năng liên quan để sớm kịp thời phát hiện bệnh và có giải pháp tiêu hủy hạn chế dịch bệnh lây lan.

 Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kiểm tra tại Phong Sơn

Trước mắt, chính quyền địa phương, đơn vị thú y và các cơ quan chức năng liên quan sẽ tăng cường kiểm soát vận chuyển, tiêu hủy đàn lợn bệnh; tiêu độc khử trùng môi trường… Người chăn nuôi cần chú ý thực hiện triệt để nguyên tắc “5 không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt hạn chế dịch lây lan.

Chiều 18/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tiến hành kiểm tra công tác tiêu hủy và tiêu độc khử trùng môi trường tại hộ ông Tạ Hồng Uẩn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu, các ngành chức năng, người chăn nuôi đẩy mạnh tiêu độc khử trùng, thực hiện các biện pháp sinh học. Trước mắt, tiến hành khoanh vùng, phun thuốc khử trùng, tiêu độc và tiêu hủy toàn bộ số lợn nhiễm bệnh; tiến hành lập các chốt chặn vận chuyển, buôn bán lợn sống, sản phẩm thịt lợn, khử trùng môi trường khu vực chăn nuôi, chợ dân sinh nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh qua các khu vực khác.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương mong muốn các hộ nuôi, các doanh nghiệp, các hợp tác xã nuôi lợn phải có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, thực hiện đúng cam kết 5 không trong công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Tin, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều kiến thức đấu thầu được cập nhật

Hội nghị cập nhật kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về đầu thầu theo Luật Đấu thầu và Nghị định 24/2024/NĐ-CP được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức trong 2 ngày 10 và 11/5; thu hút hơn 180 đại biểu tham dự là doanh nghiệp, cán bộ ban quản lý dự án.

Nhiều kiến thức đấu thầu được cập nhật
Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế phối hợp với chiến trường Điện Biên (1953 - 1954)

Giữa năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có nhiều thay đổi quan trọng theo hướng thuận lợi cho ta hơn. Quân ta liên tiếp giành chiến thắng ở Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào… dồn địch vào thế bị động. Phong trào chiến tranh nhân dân phát triển mạnh ở khắp các vùng miền, vùng giải phóng được mở rộng thêm.

Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế phối hợp với chiến trường Điện Biên 1953 - 1954
Return to top