ClockThứ Hai, 07/12/2020 14:58

Nông nghiệp đô thị: Nhìn từ mô hình hoa phong lan

TTH - Mô hình trồng hoa phong lan của anh Phan Khắc Thanh, hội viên nông dân Chi hội Nông dân 7, Hội Nông dân (HND) phường An Hòa (TP. Huế) góp phần phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP. Huế.

Thị trường quyết định tăng trưởng của ngành nông nghiệpTạo đột phá cho sản xuất nông nghiệp

Mô hình trồng hoa phong lan của anh Phan Khắc Thanh

Anh Phan Khắc Thanh cho rằng, trước đây, đại đa số người dân làm nghề sản xuất nông nghiệp, cấy lúa và gieo trồng các loại hoa màu. Quá trình đô thị hóa của tỉnh, thành phố, đất đai sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Anh Thanh luôn trăn trở làm thế nào để đảm bảo cuộc sống gia đình, thoát khỏi khó khăn, đói nghèo. Nhiều ý tưởng hình thành, nhưng anh đều gặp khó khăn, cản trở về nguồn vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật, thời tiết, khí hậu, năng xuất, chất lượng và đầu ra sản phẩm.

Năm 2004, sau khi tốt nghiệp Trường đại học Nông lâm-Đại học Huế với niềm đam mê, yêu loài hoa phong lan trước đó nên dù làm công việc gì, anh cũng dành thời gian để tìm hiểu về loài hoa này.

Sau một thời gian chơi, sưu tầm và đúc kết được một số kinh nghiệm; đồng thời nghiên cứu rất kỹ về nhu cầu của xã hội (đầu ra cho sản phẩm), anh nhận thấy đây là cơ hội xây dựng, phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh loài hoa này.

Năm 2011, vườn lan đầu tiên chỉ khoảng 50m2 với một số chủng loại, số lượng hoa còn hạn chế, chủ yếu phục vụ theo sở thích cá nhân. Nhưng sản phẩm lại bán được với giá khá cao, phục vụ nhu cầu chơi hoa lan ngày càng phát triển không những chỉ ở TP. Huế mà còn ở nhiều địa phương khác.

Năm 2012, với ý tưởng kết nối những người yêu thích, đam mê hoa lan, anh Thanh thuê mặt bằng mở quán cà phê Ý Lan tại 89 Lê Huân làm điểm sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm. Từ đó, anh chuyển việc chơi hoa lan phục vụ sở thích cá nhân sang chuyên sản xuất kinh doanh.

Từ khi vườn lan được thành lập, anh không ngừng mở rộng diện tích, chủng loại phục vụ nhu cầu của thị trường lan ngày càng phong phú, đa dạng. Tính đến nay, tổng diện tích vườn lan khoảng 1.500m2, gồm 50 chủng loại khác nhau với hơn 30 ngàn cây các loại; trong đó giả hạc chiếm 80%.

Để đảm bảo nguồn hàng chất lượng cao cung ứng thị trường, anh Thanh đầu tư sản xuất nhiều chủng loại hoa đẹp, có giá trị kinh tế cao như giả hạc rừng các vùng miền, giả hạc 5 cánh trắng…

Hàng năm, với việc cung cấp giống lan cho thị trường từ Bắc vào Nam, anh Thanh đạt lợi nhuận 450 triệu đồng. Nhờ nắm bắt xu thế thị hiếu của khách hàng để đón đầu thị trường, anh mạnh dạn nhập các loài hoa lan đáp ứng nhu cầu thị trường như nghinh xuân, đại hồ điệp…

Nhờ kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, gia đình anh từ kinh tế ở mức bình thường, có phần khó khăn giờ vươn lên khá giả. Cơ sở sản xuất lan còn giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục người dân ở địa phương; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho nhiều cá nhân, hội viên nông dân của phường An Hòa, Hội Nông dân TP. Huế và một số địa phương khác.

Anh Thanh chia sẻ: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bản thân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sáng kiến xây dựng, phát triển mô hình có hiệu quả. Sử dụng hệ thống phun sương tưới tiêu tự động nhằm giảm thời gian, sức lao động. Sử dụng các mái che mưa, nắng, hướng gió, quạt thông gió… đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Anh Thanh còn đưa hệ thống ánh sáng đèn led nông nghiệp vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây.  Cải tiến hệ thống ròng rọc để tiết kiệm thời gian, sức lao động trong quá trình vận chuyển. Tận dụng diện tích sân, vườn, mái nhà để thiết kế, bố trí giàn lan nổi, nhiều tầng. Qua đó, tiết kiệm tối đa diện tích nhưng đạt hiệu quả cao nhất...

Chủ tịch HND TP. Huế, bà Nguyễn Thị Bích Tuyết đánh giá cao mô hình sản xuất kinh doanh hoa phong lan của anh Thanh. Từ một số mô hình sản xuất, kinh doanh hoa phong lan đầu tiên như của anh Thanh, nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn TP. Huế đã học tập, nhân rộng mang lại hiệu quả kinh tế. Đến nay, trên địa bàn TP. Huế có đến hàng trăm mô hình hoa phong lan quy mô vừa, nhỏ của hội viên nông dân, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp đô thị Huế. Mô hình hoa phong lan còn góp phần tô đẹp cho vườn nhà, sắc diện đô thị Huế trước yêu cầu xây dựng thành phố hoa, hưởng ứng phong trào "Chủ nhật xanh" của tỉnh.

Bài, ảnh: Thanh Nga

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

TIN MỚI

Return to top